Kinh tế học thiêng liêng khảo sát một lịch sử tiền tệ từ những nền kinh tế quà tặng thời cổ đại tới chủ nghĩa tư bản hiện đại, qua đó diễn trình cách hệ thống tiền tệ đã khiến xã hội loài người trở nên cạnh tranh, ích kỷ, bị chia rẽ, tham lam vô độ, với ước ao phát triển vô tận.
Ngày nay, những xu hướng này đã đạt đến cực điểm và bắt đầu những sự dấu hiệu của sự sụp đổ, đồng thời hé lộ những mầm mống của một nền kinh tế mới mà trong đó các cá nhân kết nối tốt hơn, bền vững hơn và hòa hợp với hệ sinh thái hơn.
Kinh tế học thiêng liêng còn bàn về cách hệ thống tiền tệ cần phải thay đổi – và đang thay đổi. Một loạt các phân tích liên ngành giữa lý thuyết kinh tế, nghiên cứu chính sách và khảo sát thực tiễn là nền tảng cho những khái niệm mới đi ngược lại niềm tin kinh tế đương thời, bao gồm “tiền tệ có lãi suất âm”, “nội tệ”, “kinh tế dựa trên tài nguyên”, “kinh tế quà tặng” và “sự phục hồi của đồng tiền”…
Tác giả Charles Eisenstein (sinh năm 1967) nổi tiếng với vai trò của một diễn giả và tác giả Mỹ trong một loạt các chủ đề bao gồm lịch sử văn minh nhân loại, kinh tế, tâm linh và phong trào sinh thái học. Tên tuổi ông gắn bó với nhiều khảo cứu liên quan đến sự chống chủ nghĩa tiêu dùng, sự phụ thuộc lẫn nhau và cách thần thoại – chuyện kể ảnh hưởng đến văn hóa.
Theo Eisenstein, văn hóa toàn cầu đang chìm đắm trong diễn ngôn về “sự tách biệt”, mang tính hủy diệt, và một trong những mục tiêu chính trong các tác phẩm của ông là trình bày một “câu chuyện giao thoa” khác. Phần lớn các tác phẩm của Charles Eisenstein dựa trên nền tảng tư tưởng triết học phương Đông và những giáo lý tâm linh các nhiều dân tộc bản địa khác nhau.
Eisenstein đã tham gia vào các phong trào xã hội như Occupy Movement, New Economy và Permaculture. Tác phẩm của ông được các độc giả chịu ảnh hưởng của phong trào New Age và phản văn hóa đặc biệt yêu thích.
Trong lúc nghiên cứu về sự tiến bộ của nhân loại và xem xét nguồn gốc của tất cả các cuộc khủng hoảng trên Trái đất, khi bạn đi sâu xuống vài cấp độ, bạn luôn tìm thấy tiền. Hệ thống tiền tệ rõ ràng có mối liên hệ sâu sắc đến mọi thứ đang xảy ra. Trong một thời gian, tôi đã tin rằng tiền là vấn đề, nhưng tiền được xây dựng trên những nguyên nhân sâu xa hơn – sự xác lập huyền thoại của nền văn minh. Tuy nhiên, tiền vẫn nằm sâu bên trong và ở cốt lõi.
Tôi đã đọc triết học kinh tế của vô số các nhà kinh tế học nổi tiếng, bao gồm Keynes, Henry George, và các nhà kinh tế học chính thống khác. Tôi thấy rằng tất cả chúng đều mâu thuẫn. Tôi không có bằng Kinh tế, nhưng tất cả các Tiến sĩ Kinh tế này đều không đồng ý với nhau nên tôi nghĩ cần có một quan điểm mới để thay đổi và mở rộng cuộc đối thoại. Tôi mang triết học, lịch sử, tâm linh, tâm lý học, và các vấn đề kinh tế học vào đó.
Về phương diện cá nhân, tôi đã trải qua giai đoạn nợ nần chồng chất, phá sản và sau đó tan vỡ. Tôi đã cùng con cái mình ngủ nhờ ở nhà người khác khi chạm đáy. Rõ ràng là những gì tôi vốn đang làm không hiệu quả. Điều đó khiến tôi quan tâm đến tâm lý tiền bạc. Tiền bạc là hiện thân của những niềm tin vô thức vào bản chất của thực tại, bản thân và thế giới như: nhiều hơn cho bạn thì ít cho tôi hơn, chúng ta sống trong một vũ trụ hữu hạn với nguồn tài nguyên khan hiếm, chúng ta tách biệt với nhau, về cơ bản chúng ta đang cạnh tranh.
Tác giả Charles Eisenstein cũng xem xét các khó khăn mà những cá nhân quân tâm đến “sinh kế đúng đắn” và lối sống bền vững trong một thế giới dường như bị tiền bạc cai trị. Đồng thời ông cũng đưa ra gợi ý về cách triển khai mô hình “Kinh tế học thiêng liêng” trên thực tế.