Ký Ức Lịch Sử Về Sài Gòn Và Các Vùng Phụ Cận -  Trương Vĩnh Ký

44.000₫ 55.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 100 sản phẩm
  • Tác giả: Trương Vĩnh Ký
  • Hình thức bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 116
  • Ngày xuất bản: 09 - 2022
  • Kích thước: 13 x 20.5 cm
  • Nhà xuất bản: NXB Trẻ
     

Ký Ức Lịch Sử Về Sài Gòn Và Các Vùng Phụ Cận - Trương Vĩnh Ký 

Như Trương Vĩnh Ký viết trong đoạn mở đầu: “Chúng ta hãy rảo khắp Sài Gòn cổ, hãy tham quan hết mọi nẻo vùng và nói lên những nhận định về mặt địa lý lẫn lịch sử. Sài Gòn thời xưa thế nào? Trước và dưới triều đại Gia Long? Dưới thời Minh mạng, Thiệu Trị và Tự Đức ra sao? Cảnh vật Sài gòn khi người Pháp mới tới thế nào?“.

Tập sách bao gồm phần tư liệu và bản đồ của trung tá Coffyn với nhan đề Saigon ville de 500 âmes (Sai Gòn thành phố 500 dân). Nói về cuốn sách, Nguyễn Đình Đầu đã nhận định: “Trương Vĩnh Ký nói về quá khứ Sài Gòn. Còn Coffyn nói về tương lai Sài Gòn. Như vậy giúp ta nhận thức về Sài Gòn có trước có sau vậy“. Phần bản gốc tiếng Pháp in trong tập sách này là tư liệu quý đối với những người làm nghiên cứu. Về phần sơ đồ và hình ảnh, sách có:

  • Bản đồ Sài Gòn 1795 do Bran họa, Nguyễn Đình Đầu ghi thêm địa danh xưa và nay

  • Sơ đồ thành Qui – Bát Quái xây năm 1790

  • Sơ đồ thành Phụng – Gia Định xây năm 1836, Pháp phá năm 1859

  • Bản đồ Sài Gòn – Chợ Lớn do Bigrel vẽ năm 1873, đồng thời với bài Ký ức lịch sử của Trương Vĩnh Ký.

  • 15 quận Nội thành ghi trên bản đồ Trần Văn học vẽ năm 1815

  • Cảnh đường Đồng Khởi khi Tây mới tới

  • Cảnh cảng Bến nghé và đầu đường Kinh Lấp (Nguyễn Huệ) hồi Pháp mới xâm lăng

“Sài Gòn xưa là tên thành phố Chợ Lớn bây giờ. Theo tác giả “Gia Định thành thông chí”, Sài là tiếng mượn từ chữ Hán, có nghĩa là củi gỗ. Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn hay cây gòn.

Về sau, người Pháp đã gọi tên thành phố là Sài Gòn vì họ thấy tên đó trong các bản đồ địa lý do người Âu Tây vẽ, ở đây người ta chỉ tên thành phố bằng tên gọi bao quát nhưng là tục danh xưa dùng để gọi toàn thể địa phận tỉnh Gia Định”. (Trương Vĩnh Ký)

“Ngôi chợ lớn hơn cả và việc buôn bán sầm uất nhất nằm từ cột cờ Thủ ngữ tới đường Mac-Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), trên khúc đường này cho tới nhà lao là nơi sinh sống của các thầy bói và thợ tiện (dãy thầy bói và đường thợ tiện). Nhà cửa trong phố buôn bán này được xây dựng khang trang hơn, đều bằng gỗ tốt và lợp ngói. Từ đó đến chợ Cầu Ông Lãnh là địa phận thôn Long Hưng, ở đây có nhiều nhà làm trên bờ sông và cả ngoài đường. Trên đường Boresse (nay là Calmette), có một con hẻm tồi tàn mà hai bên là những túp lên của dân nô lệ Lào đã được phóng thích, họ làm những thúng xách nước bằng lá dừa nước. Con rạch (từ rạch Bến Nghé) vào Lò heo gọi là rạch Cầu Ông Lãnh, ngang rạch có chiếc cầu gỗ do ông lãnh binh ở gần đó cho bắc qua. Chiếc cầu này đã dùng đặt tên cho cả xóm (cầu Ông Lãnh)”. (Sài Gòn dưới thời Minh Mạng)

Giới thiệu thêm sách mới tháng 8/2023 cùng tác giả

zalo