Lê Doãn Hợp - 100 Điều Đúc Rút Từ Thực Tiễn

98.000₫
Trạng thái: Hết hàng

Tác giả: Lê Doãn Hợp

Hình thức: Bìa mềm, 14.5 x 20.5 cm, 230 trang

Thể loại: Hồi ký lịch sử

Nhà xuất bản: NXB Thông Tin Và Truyền Thông, 2018

100 Điều Đúc Rút Từ Thực Tiễn

Lê Doãn Hợp

Đời người thường kinh qua 4 giai đoạn:

Trước 20 tuổi là giai đoạn học hỏi; Từ 20 đến 40 tuổi là giai đoạn trải nghiệm; Từ 40 đến 60 tuổi là giai đoạn thực nghiệm; Sau 60 tuổi là giai đoạn chiêm nghiệm. 

“Lê Doãn Hợp - 100 điều đúc rút từ thực tiễn”là những gì tôi chắt lọc qua 4 giai đoạn đó. Tôi coi đây là những điều muốn lưu lại, để ai quan tâm thì đọc, qua đó có thể tìm thấy những thông tin có ích cho bản thân, cho công việc và cuộc sống đương thời.

-----------

BỘ TRƯỞNG VỀ HƯU VIẾT SÁCH

Trương Huy San

Loại sách mà tôi thích tìm kiếm nhất là hồi ức của các quan chức, chính trị gia. Kể cả những người viết sách thanh minh hay đánh bóng bản thân thì trong đó vẫn chứa đựng rất nhiều sự kiện có thể kiểm chứng. "Không có ai tẻ nhạt..." cả, nhất là những người đã nắm không ít "thâm cung" và có thể tự mình viết sách.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, nghe nói, khi đương chức không bao giờ đọc các bài diễn văn được thư ký soạn sẵn. Cái cách nghiền ngẫm một vấn đề rồi đúc kết nó, chắc chắn thư ký không làm thay được. Những cuốn sách xuất bản khi nghỉ hưu của ông, đọc là thấy, cũng tự tay ông viết.

Rất nhiều câu chuyện thú vị trong cuộc sống cá nhân cũng như sự nghiệp của ông được kể một cách khúc chiết, dung dị. Phần lớn, những gì ông nhớ đều là những bài học (có khi bắt đầu từ sai lầm của ông). Ông tổng kết những việc đã làm được khi đương chức (Chủ tịch, Bí thư Nghệ An; Bộ trưởng VH-TT và Bộ trưởng TT-TT) có hệ thống, có chọn lọc, đáng tự hào mà không lên gân quá. Tôi nghĩ, những người về hưu viết sách nên đọc sách của ông để có thêm kinh nghiệm.

Đọc "Dấu Ấn Thời Gian" mới biết, ông Lê Doãn Hợp là người đã đóng vai trò quyết định trong việc trao giải thưởng nhà nước cho 4 nhân vật Nhân Văn Giai Phẩm: Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm. Việc trao giải này bị nhiều ý kiến phản đối bao gồm cả đơn của vợ nhà thơ Tố Hữu. Ông đã phải mất hai tháng đọc tài liệu để giải trình. Rất may, người nắm giữ hồ sơ vụ Nhân Văn - ông Nguyễn Đình Hương - đã rất ủng hộ việc "chiêu tuyết" cho những tài năng bị vùi dập hàng chục năm (dù án treo bút chỉ 3 năm) chỉ vì lý do sâu xa là... đố kỵ.

Đặc biệt, trong sách, ông Nguyễn Đình Hương đã cho biết một câu chuyện rất đáng suy nghĩ: Thời ông Nguyễn Hữu Đang (Trưởng Ban Tổ chức Lễ tuyên bố Độc lập 2-9-1945) bị giam ở nhà tù Nam Định, gia đình đi lại thăm nuôi khó khăn, xin chuyển về Hỏa Lò mà 3 năm không ai giải quyết. Khi gia đình gặp được ông Nguyễn Đình Hương (Phó Ban Tổ chức Trung ương), ông Hương đề đạt lên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Đồng bút phê đồng ý.

Ông Hương nói, "Tù đâu thì cũng là nhà tù của chế độ ta, sao không giam họ ở nơi gần gia đình nhất để tiện thăm hỏi động viên nhất". Có lẽ khi dẫn lại lời của ông Nguyễn Đình Hương, cựu bộ trưởng Lê Doãn Hợp cũng muốn các đồng chí đương chức của ông đọc và suy nghĩ để đánh thức trong họ phần con người nhất.

Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu. 

zalo