Karen Armstronglà một tác giả người Anh, chủ nhân của 12 cuốn sách về tôn giáo đối chiếu, và là chuyên gia về đức tin trên thế giới, trào lưu tôn giáo chính thống và thuyết độc thần. Năm 1993, được công chúng chú ý nhờ cuốn sách Lịch sử Thượng đế, công trình của Armstrong tập trung vào những điểm tương đồng của các tôn giáo lớn, cũng như tầm quan trọng trong nhiều khía cạnh của lòng trắc ẩn, hay “Quy tắc vàng” theo cách giải thích của bà.
Vì sao có sự tồn tại của Chúa Trời? Ba tôn giáo độc thần chủ đạo – Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo – đã định hình và thay đổi khái niệm Chúa Trời như thế nào? Ba tôn giáo này có sự ảnh hưởng lẫn nhau ra sao?
Trong cuốn sách viết lối tư duy thông minh này, Karen Armstrong, một trong những nhà dẫn giải tôn giáo hàng đầu của Anh lần lại lịch sử quá trình nam giới và phụ nữ nhận thức và trải nghiệm liên quan tới Chúa Trời, từ thời Tổ phụ Abraham cho tới hiện tại.
Karen Armstrong dẫn dắt độc giả qua một hành trình lịch sử tôn giáo tại nhiều nền văn hóa khác nhau. Bà cho rằng, từ rất xưa và dưới dạng tinh khôi nhất, các nền văn hóa đều khá tương đồng nhau, đều sử dụng lễ nghi, nghi thức bí truyền, kịch, múa, trầm tư mặc tưởng để giúp con người vượt qua bể trầm luân. Tôn giáo, do đó, rõ ràng là vấn đề về thực hành, và có thể được so sánh với hội họa hay âm nhạc. Hai thứ đều khó sáng tác, và khó cảm thụ. Nhưng khi đã dấn thân, không một ai nghi ngờ về việc hạnh ngộ được những điều quý báu xảy ra trong hành trình ấy. Ta bước ra khỏi một phòng tranh hay một thính phòng, tâm hồn được tưới tắm, tươi mới, thăng hoa và thư thái, và như mình là một con người tốt đẹp hơn, dù người chung quanh có hay không nhận ra sự thay đổi này.
Sinh 14 tháng 11 năm 1944 và là nhà bình luận người Anh gốc Ireland, theo Ki-tô giáo, nổi tiếng với các cuốn sách về tôn giáo so sánh, tập trung vào sự tương đồng giữa các tôn giáo lớn, chẳng hạn như tầm quan trọng của Lòng trắc ẩn và Quy tắc Vàng. Từ một nữ tu Giáo hội Công giáo La Mã thủ cựu, tiến dần tới tín ngưỡng tự do hơn và chủ nghĩa thần kí Ki-tô giáo.
Ba lần phát biểu trước các nghị sĩ Mỹ; thuyết giảng trước các nhà hoạch định chính sách tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại New York, Jordan và Davos; nói chuyện tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tại Washington và New York, diễn giả khách mời của nhiều quốc gia Hồi giáo, hiện tại đại sứ của Liên Minh các nền văn minh của Liên Hợp Quốc (UNAOC).
Tháng 2 năm 2008, bà đoạt giải TED Prize trị giá US$100,000, và nhân dịp đó, bà kêu gọi xây dựng một Hiến chương cho Lòng trắc ẩn (Charter for Compassion), sau trở thành dự án tầm quốc tế, phối hợp với TED, được đai chúng cho đăng tải trên kênh trực tuyến và được các tư tưởng hàng đầu về Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo, Hindu giáo và Phật giáo kiến thiết. Hiến chương này được hàng ngàn lãnh tụ tôn giáo và thế tục ký kết vào mùa thu 2009.
Tác phẩm của bà được dịch ra 45 thứ tiếng. Bà hiện sống tại London.