Mục Lục sách Luận lý học Phật giáo và biện chứng pháp
LUẬN LÝ HỌC ẤN ĐỘ – QUY LUẬT CĂN BẢN CỦA NHÂN MINH
I. Ý nghĩa của chân lý.
II. Sự cấu thành của mệnh đề.
LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO – THUYẾT NHÂN MINH PHÁP XỨNG
I. Mở đầu
II. Hiện lượng
III. Vi tự tỉ lượng
IV. Vị tha tỉ lượng
V. Kết luận .
TẤT NHIÊN TÍNH VÀ KHÁI NHIÊN TÍNH LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO
I. Mở dầu
II. Kết cấu của luận thức
III. Ứng dụng của suy lý
IV. Kết luận
NHÂN MINH VÀ LUẬN LÝ HỌC
I. Bài viết muốn bàn thảo vấn đề
II. Lời giải đáp của vấn đề
III. Triển khai luận thức nhân minh, là hình thái quy chứng.
IV. Kết luận
CHÂN THỰC VÀ TRI THỨC
I. Phạm vi và mục đích luận lý học Phật giáo.
II. Nguồn gốc của tri thức là gì
III. Nhận thức và tái nhận thức.
IV. Tiêu chuẩn của chân lý.
V. Quan điểm kinh nghiệm đối với thực tại luận phái và Phật giáo.
VI. Hai loại chân thực
VII. Song trùng tính của nguồn gốc tri thức.
VIII. Giới hạn của nhận thức, chủ nghĩa độc đoán và chủ nghĩa phê phán
DIỄN DỊCH LUẬN LÝ LÝ HỌC VÀ NHÂN MINH.
GIẢI TÍCH LUẬN LÝ HỌC TAM CHI TỈ LƯỢNG NHÂN MINH
I. Lời mở đầu.
II. Hình thức biểu hiện luận thức nhân minh
III. Giải tích luận lý học của luận thức nhân minh
THỨC LUẬN VẤN ĐỀ HIỆN LƯỢNG VÀ TỈ LƯỢNG TRONG NHÂN MINH HỌC LIÊN QUAN
I. Lời mở đầu.
II. Lượng luận của chánh lý học phái
III. Lượng luận của Bồ-tát Di-lặc.
IV. Lượng luận của học giả nhân minh Phật giáo Trần-na và Pháp xứng
THỨC LUẬN VẤN ĐỂ ‘DỤ CHI’ TRONG NHÂN MINH HỌC LIÊN QUAN
I. Địa vị của dụ chi trên suy lý
II. Phân tích thí dụ sai lầm cụ thể
III. Kết luận vắn tắt
Phụ luận: Bổ sung ‘dụ quá’ đối với Pháp xứng.
QUAN ĐIỂM “NHÂN ĐỐI VỚI TÂN NHÂN MINH VÀ CỔ NHÂN MINH
I. Lời mở đầu.
II. Cửu cú nhân của cổ nhân minh
III. Nhân tam tướng của tân nhân minh
IV. Kết luận
GIẢI THÍCH SƠ LƯỢC THẬP TỨ TƯƠNG TỰ QUÁ LOẠI NHÂN MINH
Thứ 1, Đồng pháp tương tự
Thứ 2, Dị pháp tương tự
Thứ 3, Phân biệt tương tự
Thứ 4, Vô dị tương tự
Thứ 5, Khả đắc tương tự
Thứ 6, Do dự tương tự
Thứ 7, Nghĩa chuẩn tương tự
Thứ 8, Chí bất chí tương tự.
Thứ 9, Vô nhân tương tự.
Thứ 10, Vô thuyết tương tự
Thứ 11, Vô sinh tương tự .
Thứ 12, Sở tác tương tự
Thứ 13, Sinh quá tương tự
Thứ 14, Thường trụ tương tự
ĐỒNG PHẨM ĐỊNH HỮU TÁNH VÀ DỊ PHẨM BIẾN VÔ TÁNH
PHÊ PHÁN “TƯƠNG VI QUYẾT ĐỊNH” NHÂN MINH
I. Ngoảnh nhìn lịch sử
II. Pháp xứng phế bỏ “tương vi quyết định” nhưng duy trì lý luận
III. Thương lượng duy trì lý luận đối với Pháp xứng.
IV. Quyết trạch phế trừ hoặc tồn trí “tương vi quyết định”
PHÂN TÍCH “CHÁNH LÝ NHẤT TRÍCH” CỦA PHÁP XỨNG
I. Tri giác (hiện lượng)
II. Tự thân suy lý (vi tự tỉ lượng)
III. Vi nhân suy lý (vi tha tỉ lượng)
IV. Sự phê phán Trần-na đối với Pháp Xứng.
BIỆN CHỨNG PHÁP PHẬT GIÁO
Thứ 1, Nhị đế và tam đế
Thứ 2, Tứ cú lệ và lục cú lệ
Thứ 3, Lục tướng và thập huyền.
BIỆN CHỨNG PHÁP PHẬT HỌC
BIỆN CHỨNG PHÁP PHẬT GIA
Quan điểm kinh tế xã hội.
Triết học phật giáo.
Việc đản sinh của đức Phật.
Nhân quả luận.
Nhân duyên hòa hợp.
Ý nghĩa của chân thực.
Vật chất và tinh thần.
ĐẶC TRƯNG CĂN BẢN CỦA BIỆN CHỨNG PHÁP LONG THỌ
I. Mở đầu.
II. Đặc trưng căn bản của biện chứng pháp Long Thọ
III. Kết luận ngắn
Lời Người Dịch
Bộ tùng thư vĩ đại Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san gồm 100 quyển của Trương Mạn Đào soạn tập, trong đó Luận lý học Phật giáo và biện chứng pháp () thuộc quyển 21 của tùng thư này. Sách này thâu tập 18 tiểu luận xuất sắc, nội dung mới lạ, giải tích tinh sâu. Các tác giả đều là nhà Phật học nổi tiếng, nghiên cứu đột phá.
Về giới tăng sĩ, có cao tăng nổi tiếng Thích Duy Hiền (1920- 2013), thành tựu trác việt Duy thức học, Viện trưởng Phật học viện Trùng Khánh. Trưởng lão Rāhula (nhưng tiểu luận của ngài không ghi tên người Trung dịch) là nhà Phật học nổi tiếng tại Tích Lan. Với Thành Học, chỉ ghi soạn tại tinh xá Phước Nghiêm, nên không biết là tăng hay tục? Đặc biệt có đến 7 tiểu luận (5 bài viết, 2 bài dịch) của nhà nhân minh học nổi tiếng Ngu Ngu (Eil 1909-1989), giáo sư đại học Hạ Môn. Lữ Trừng (1896-1989) là nhà Phật học danh tiếng lẫy lừng, đóng góp cực lớn cho Phật học. Trong quá trình giảng truyền Phật học tại Nội học Viện China, ông chia Phật học ra năm khoa: Tì-đàm, bát-nhã, du-già, niết-bàn, giới luật; hậu học gọi là Ngũ khoa Phật học. Lý Nhuận Sanh (1936-) dạy Học viện Giáo dục Hong Kong, chuyên sâu Nhân minh, trung quán, duy thức, thiền học. Hoắc Thao Hối (1940-2018) là giáo sư đại học Trung Văn Hong Kong, học giả Phạn văn, nhà tư tưởng, nhà tân Nho học…
Một số cước chú ghi dấu hoa thị (*) trong sách, là của dịch giả, dưới sự hướng dẫn Phạn văn của thầy Thích Nhuận Châu (chùa Từ Nghiêm, Đại Tùng Lâm, BRVT).
Khoảng gần 4 năm trước, “Trung tâm biên phiên dịch tư liệu Phật giáo Quốc tế” ngõ ý muốn xuất bản sách này. Nhưng lúc đó chưa đối chiếu lại nguyên bản, nên chưa dám lưu hành. Nay đã rà soát lại một cách nghiêm túc nhất có thể, mới đem ra xuất bản. Hiện nay, hầu hết các trường Phật học tại Việt Nam đều có giảng dạy bộ môn Nhân minh học. Tác phẩm này, là trước tác xuất sắc đệ nhất đối với lĩnh vực Luận lý học Phật giáo. Hy vọng sách này là công cụ sách tham khảo tốt, có thể góp chút cát đá trên lầu các Nhân minh.
TRUNG NGHĨA
Luận lý học Phật giáo và biện chứng pháp là một cuốn sách phù cho những ai quan tâm đến triết học Phật giáo hoặc logic học. Sách giúp người đọc hiểu rõ hơn về những giá trị cốt lõi của Phật giáo và ứng dụng của nó trong đời sống thực tiễn. Cung cấp nhiều ví dụ từ kinh điển Phật giáo, là nguồn tài liệu hữu ích cho cả việc nghiên cứu học thuật và thực hành tâm linh. Sách giúp người đọc hiểu rõ hơn về những giá trị cốt lõi của Phật giáo và ứng dụng của nó trong đời sống thực tiễn.