Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, với 510 điều chia thành 9 phần, 36 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 thay thế Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là đã ghi nhận nổi bật chế định bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Ngoài việc xây dựng một chương V mới về bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có những quy định mở rộng diện người tham gia tố tụng, bổ sung quyền của người tham gia tố tụng…, thể hiện bước chuyển căn bản trong nhận thức về quán triệt toàn diện và sâu sắc tinh thần Hiến pháp năm 2013 và chủ trương cải cách tư pháp, trong đó trọng tâm là cải cách tư pháp về hình sự của Đảng và Nhà nước ta.
Nhằm cung cấp cho bạn đọc một tài liệu tham khảo hữu ích về nội dung trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật đã xuất bản cuốn sách "Những điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015" do TS. Luật sư Phan Trung Hoài biên soạn.
Nội dung cuốn sách bao gồm những phần chính sau:
Chương I: Nhận thức chung về mô hình và các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự
I. Nhận thức về các mô hình tố tụng hình sự ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
II. Chức năng gỡ tội trong mối quan hệ với các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự
Chương 2. Thực trạng hành nghề luật sư và quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
I. Thực trạng bảo đảm quyền bào chữa và quyền hành nghề của Luật sư trong tố tụng hình sự thời gian qua
II. Quá trình tham gia xây dựng và hoàn thiện dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa dổi) và một số đóng góp của Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Chương 3. Một số nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nâng cao vị thế, vai trò của người bào chữa
I. Nguyên tắc suy đoán vô tội
II. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
III. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Chương 4. Điểm mới về diện chủ thể hưởng quyền bào chữa, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi
I. Diện chủ thể hưởng quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
II. Diện chủ thể người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Chương 5. Quan niệm về Quyền im lặng và quá trình thể chế hóa quyền này trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015
I. Những vấn đề đặt ra từ các quan điểm khi đề cập quyền im lặng
II. Quá trình thể chế hóa quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Chương 6. Về việc bãi bỏ rào cản mang tính thủ tục hành chính và trách nhiệm thông báo của cơ quan có thẩm quyền tố tụng
I. Bãi bỏ rào cản thủ tục hành chính thông qua việc hủy bỏ chế độ cấp giấy chứng nhận, chuyển sang chế độ đăng ký người bào chữa
II. Trách nhiệm thông báo của cơ quan có thẩm quyền tố tụng đối với người bào chữa
III. Thời điểm, quyền lựa chọn, thau đổi người bào chữa, bào chữa bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng