Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước trong việc bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án và quyết định của Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được thi hành trên thực tế. Tờ trình số 120/TTr-CP ngày 08/5/2014 của Chính phủ vê Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự khẳng định:“Dây là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luât, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước”. Để hiện thực hóa các quyền,nghĩa vụ đã ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án cũng như quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyển được thi hành theo thủ tục cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Tuy nhiên, cưỡng chế thi hành án dân sự trực tiếp tác động đến quyền về tài sản, nhân thân của người phải thi hành án và những người có liên quan, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Do vậy, các quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự cần phải đáp ứng tiêu chí về bảo đảm hiệu quảc ủa việc thi hành án, chống lại hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối, trì hoãn việc thi hành án, đổng thời phải bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.