Phật Học Luận Tập - Hương Tích - tập 9/2022

130.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 50 sản phẩm

Phật Học Luận Tập - Hương Tích - tập 9/2022

Trong số này: 
Tuệ Sỹ: Nghiệp và Hành Động
___
Bhikkhu Cittacakkhu: LỊCH SỬ PHÁP TẠNG BỘ VÀ LUẬT TỨ PHẦN

Phả hệ Truyền thừa từ Ấn-độ đến Việt Nam (tiếp theo)
[trích] Một cộng đồng Tăng sống trong một trú xứ, một tu viện, hay với số đông, nếu cư ngụ cùng một địa vức đất nước, khi ngồi chung chắc chắn y phục có thể cùng màu. Nhưng Đại hội Tăng-già Phật giáo thế giới diễn ra đâu đó, hàng ngàn Tăng, ni các châu lục quy tụ về một chỗ thì quang cảnh sẽ khác hẳn, bởi y phục nhiều sắc màu. Màu y mà chúng ta đang mặc không phải đại diện cho một tông phái Thiền chúng ta đang theo, hay tông Tịnh độ chúng ta đang hành trì; cũng chẳng phải tông Phật giáo phương Nam, hay tông Phật giáo phương Bắc nơi chúng ta hoằng pháp sinh hoạt. Mà nên nhớ, màu y ấy tỏ tường cho chúng ta biết rằng, mình thuộc thân phận của Phật giáo bộ phái sau thời đức Phật nhập diệt. Hệ quả đương nhiên tất cả màu y hiện nay đều bắt nguồn từ những màu sắc trong giới ba-dật-đề (Skt. pāyattika, pātayantika; P. pācittiya) “Làm hoại sắc y mới” đã quy định. (…)
___
Làng Đậu – Võ Quang Nhân:
Đoản luận về Đơn Âm Nhất Thiết Như Lai Mẫu Bát-nhã- ba-la-mật-đa Kinh
___
Trần Kỳ Phương và Nguyễn Thị Tú Anh:
NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO MẬT TÔNG CHAMPA TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG NAM Á THẾ KỶ IX-X: Khảo cứu ngẫu tượng Vajrapāṇi thờ tại hang động Non Nước-Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
[trích] Sự phong phú của tác phẩm nghệ thuật Mật tông Champa cũng là bằng chứng về vai trò trọng yếu của vương quốc này như một trung tâm văn hoá và tôn giáo lớn nằm trên con đường hải thương kết nối với các tiểu quốc cảng-thị tọa lạc trên các vùng duyên hải châu Á. Vì thế Phật giáo Mật tông của Champa có thể đã tương tác trực tiếp với những khuynh hướng tư tưởng và nghệ thuật đa dạng đến từ các quốc gia Phật giáo khác trong vùng vào những thế kỷ VIII-XIII. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu tương lai, sẽ rất cần thiết nếu chúng ta có thể chỉ ra được một cách chính xác xứ sở Phật giáo nào đã ảnh hưởng trực tiếp đến tín ngưỡng Mật tông của các vương triều Champa vào những thế kỷ IX-X vì đây là thời hoàng kim của Phật giáo tại vương quốc này (?). (…)
___
Thích Nhuận Châu:
Pythagore Và Thuyết Luân Hồi
___
Nguyên tác: Karen Tong và Meredith Lake | Việt dịch: Nguyên Giác
Khi một cựu chiến binh trở thành thiền sư
___
Thích Thanh Tâm:
Phật Giáo Việt Nam Thế Kỷ XXI Nhìn Từ Góc Độ Nhân Học Văn Hóa
___
Huỳnh Kim Quang:
Cõi Sạch, Cõi Dơ và Môi Trường Sống
___
Trí Siêu – Tuệ Sỹ | Dịch Anh: Viên Minh:
Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam
___
Nguyễn Hữu Liêm:
Đọc Và Phản Biện Tuệ Sỹ: “Tổng Quan Về Nghiệp”
[trích] Đọc chương về thể tính của nghiệp nhằm suy giải công thức mở đó – that open question – ta có cảm giác như đi vào một lãnh thổ chập chùng, to lớn, sâu rộng, bao gồm nhiều không gian núi đồi, thung lũng, các rừng cây, hồ nước, sông ngòi, các cộng đồng làng xã cư dân khác biệt. Tuệ Sỹ cung cấp một thiên trường sử với đầy đủ chi tiết thông tin về các luận giả và các tác phẩm của các trường phái và truyền thống đa dạng, đặc sắc. Chú ý nhất là khả năng học thuật của Tuệ Sỹ về bình diện ngôn ngữ, từ tiếng Hán, đến Anh văn, đến tiếng Phạn, Pali, tất cả đều được phiên giải, phiên dịch, chú thích chu đáo theo đúng tiêu chuẩn học thuật của một luận án tiến sĩ ở một phân khoa Phật học hàng đầu ở Âu Mỹ. (…)

zalo