Trong nhiều thập kỷ, trào lưu dân chủ xã hội (DCXH) được coi là một hiện tượng của chính trị phát triển. Tuy nhiên, tổn thất chính trị những năm gần đây của các đảng DCXH đã buộc trào lưu này phải nhanh chóng điều chỉnh, cải cách cương lĩnh, đường lối chiến lược, chính sách để thích ứng và tồn tại.
Những thách thức đối với trào lưu dân chủ xã hội đầu thế kỷ XXI
Thế kỷ XXI được nhiều người coi là thế kỷ của nền DCXH. Nhưng ước mơ về một châu Âu DCXH không kéo dài. Đến năm 1999, sự thay đổi trong Chính phủ Áo đã khởi xướng làn sóng thay đổi. Hai năm sau, cánh tả ở Na Uy, Đan Mạch và Italia bị đẩy ra khỏi văn phòng, tiếp theo là Bồ Đào Nha, Pháp và Hà Lan (2002), ở Đức (2009) và cuối cùng ở Anh (2010). Chỉ có Đảng Lao động ở Tây Ban Nha và Đảng Lao động Na Uy, còn giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử và duy trì được quyền lực sau năm 2009. Đến năm 2010, các đảng DCXH chỉ còn giữ được quyền lãnh đạo ở 5/27 nước.