Quan Hệ Quốc Tế: Giảng Trình Huấn Luyện Kỹ Năng Đọc Hiểu - Biên - Phiên Dịch Các Văn Bản Quan Hệ Quốc Tế

499.500₫ 555.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 499 sản phẩm

Tác giả: Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng

Hình thức: bìa mềm

Kích thước: 16x24cm

Số trang: 864 trang

Lĩnh vực: Khoa học chính trị

Nhà xuất bản: NXB Khoa Học Xã Hội

Năm phát hành: Năm 2023

Quan Hệ Quốc Tế: Giảng Trình Huấn Luyện Kỹ Năng Đọc Hiểu - Biên - Phiên Dịch Các Văn Bản Quan Hệ Quốc Tế - Dương Ngọc Dũng 

Quan hệ quốc tế là một ngành học quan trọng, trong đó các quốc gia tương tác và liên kết với nhau trên nhiều mặt, từ kinh tế và chính trị đến văn hóa và an ninh. Để hiểu và nắm vững quan hệ quốc tế, việc sử dụng thuật ngữ chính xác và hiểu rõ ý nghĩa của chúng là rất quan trọng.

Giảng trình cung cấp một tài liệu cơ bản về các thuật ngữ quan hệ quốc tế giúp độc giả hiểu rõ hơn về các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực này. Giảng trình tập trung vào giải thích các thuật ngữ quan trọng và phổ biến từ các khái niệm cơ bản như quốc gia, chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa tiến bộ đến các thuật ngữ phức tạp hơn như quyền lực mềm, hiệp định thương mại và hòa giải quốc tế. Một phần quan trọng của giảng trình là khía cạnh giảng dạy với mỗi thuật ngữ được giải thích một cách rõ ràng, minh bạch giúp người đọc hiểu sâu hơn về ý nghĩa và cách sử dụng của từng thuật ngữ.

Cuối cùng giảng trình đề cao khía cạnh ứng dụng của thuật ngữ trong thực tế. Các ví dụ về trường hợp nghiên cứu được đưa ra để minh họa cách áp dụng các thuật ngữ vào các tình huống thực tế. Điều này giúp độc giả áp dụng kiến thức đã học vào việc phân tích và đánh giá các vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế.

Hy vọng dẫn trình sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích cho các sinh viên, nghiên cứu sinh và những người quan tâm đến lĩnh vực quan hệ quốc tế, giúp họ hiểu rõ hơn về các thuật ngữ quan trọng và phát triển khả năng phân tích trong ngành học này.
Sách Quan hệ quốc tế: Giảng trình huấn luyện kỹ năng đọc hiểu, biên, phiên dịch các văn bản quan hệ quốc tế của tác giả Dương Ngọc Dũng
TABLE OF CONTENTS

UNIT 1: The historical context of contemporary international relations (Bối cảnh lịch sử trong quan hệ quốc tế thời đương đại) 9

UNIT 2: Key international relations thinkers (Những lý thuyết gia quan trọng trong quan hệ quốc tế) 73

UNIT 3: International law and international relations (Luật quốc tế và quan hệ quốc tế) 241

UNIT 4: Key concepts in political science and political ideologies (Những khái niệm quan trọng trong khoa học chính trị và ý thức hệ chính trị) 282

UNIT 5: Global community (Cộng đồng toàn cầu) 324

UNIT 6: Geopolitics (Địa chính trị) 343

UNIT 7: American foreign policies (Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ) 412

UNIT 8: International security (An ninh quốc tế) 445

UNIT 9: The modern world-system and the capitalist worldeconomy (Hệ thống thế giới hiện đại và nền kinh tế thế giới tư bản) 471

UNIT 10: Realism: the state and balance of power (Chủ thuyết hiện thực: Nhà nước và cân bằng quyền lực) 485

UNIT 11: Realists and their critics (Chủ thuyết hiện thực và những nhà phê bình chủ thuyết này) 503

UNIT 12: The English school: international society and grotian rationalism (Trường phái Anh: xã hội quốc tế và chủ nghĩa duy lý của Grotius) 513

UNIT 13: Game theory and anarchy (Lý thuyết trò chơi và tình trạng vô chính phủ) 536

UNIT 14: Explaining war: the levels of analysis (Giải thích chiến tranh: các cấp độ phân tích) 547

UNIT 15: The global resurgence of religion and the transformation of international relations (Sự nổi lên của tôn giáo trên toàn cầu và sự chuyển hóa trong quan hệ quốc tế) 598

UNIT 16: International political economy (Kinh tế chính trị quốc tế) 700

UNIT 17: Theories of global justice (Các lý luận về công lý toàn cầu) 732

UNIT 18: International society and European expansion (Xã hội quốc tế và sự mở rộng châu Âu) 743

UNIT 19: China‟s role in the global order (Vai trò của Trung Quốc trong trật tự toàn cầu) 763

UNIT 20: European Union (Liên minh châu Âu (EU)) 803

UNIT 21: Eurasia, Russia and Ukraine (Khối Á Âu, Nga và Ukraine) 808

UNIT 22: Key issues and concepts in international relations - Summary (Những vấn đề và khái niệm quan trọng trong quan hệ quốc tế - Tóm tắt) 823

Sách Quan hệ quốc tế: Giảng trình huấn luyện kỹ năng đọc hiểu, biên, phiên dịch các văn bản quan hệ quốc tế của tác giả Dương Ngọc Dũng

Thông tin về tác giả TS Dương Ngọc Dũng

TS Dương Ngọc Dũng sinh năm 1956, tại Gò Vấp (Sài Gòn) trong một gia đình đông con (mười anh chị em) và có “một tuổi thơ bị đánh cắp”… với một đống dây quấn quanh cổ, suýt chết ngạt. Mẹ ông là người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Bố ông là người miền Nam, hoạt động cách mạng, ở tù triền miên, lớn hơn mẹ ông gần hai chục tuổi. Mẹ ông buôn bán đủ kiểu để nuôi một đám con đến tuổi ăn rất hăng. Cảm giác hụt hẫng xuất phát từ chỗ ông không theo kịp với bạn bè trong lớp. Vì thế, mỗi khi nhắc đến chuyện đi học, ông luôn cảm thấy chán chường.

Về học vấn

Năm 1976 Ông thi vào trường đại học Văn Khoa và tốt nghiệp năm 1980. Trong những năm 1992 – 2001 Ông du học Hoa Kỳ và tốt nghiệp thạc sĩ Đông Á học tại Đại học Harvard năm 1995, tốt nghiệp tiến sĩ Tôn giáo học tại Đại học Boston năm 2001. Ngoài ra Ông còn lấy bằng thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại United Business Institute Vương Quốc Bỉ năm 2007. Từ năm 1987 – 2021 Ông tham gia giảng dạy và quản lý tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – TP. Hồ Chí Minh với các vị trí như giảng viên Khoa Ngữ văn Anh, trưởng bộ môn Ấn Độ học tại Khoa Đông Phương, giảng viên Khoa Triết học, trưởng bộ môn Kinh tế quốc tế Khoa Quan hệ quốc tế và đã có nhiều đóng góp lớn cho ngôi trường này. Ông còn giữ những vị trí quản lý cao cấp, đào tạo và tư vấn cho những tổ chức lớn trong và ngoài nước như tập đoàn Samsung, LG Vina, Tổng lãnh sự quán Mỹ, Úc, New Zealand, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Đài truyền hình Việt Nam, Tổng lãnh sự Singapore. Từng là người hướng dẫn trực tiếp cho Cựu Tổng thống Barack Obama khi Ngài đến thăm chùa Ngọc Hoàng tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2016. Hiện nay TS Dương Ngọc Dũng là Phó Trưởng khoa Khoa Xã hội và Nhân văn kiêm Giám đốc chương trình Triết học tại Đại học Hoa Sen.

Ông từng chia sẻ rằng “tôi dành trọn đời mình cho Tình yêu, Tôn giáo và Triết học”. Với Ông, triết học không phải là tri thức, nó là phương tiện giúp chúng ta chất vấn đời sống, đặt lại mọi vấn đề từ nền tảng, không chấp nhận những ý kiến, phán đoán làm sẵn, những chân lý “đóng hộp”. Triết học giúp chúng ta sáng suốt hơn, tỉnh táo hơn trong nhận thức…

Những tác phẩm tiêu biểu của TS Dương Ngọc Dũng

Dưới đây là 9 cuốn sách triết học hay của TS Dương Ngọc Dũng mà Sách Khai Phóng muốn giới thiệu với các bạn độc giả

  1. Triết Luận Đông Tây

  2. Ý Chí Quyền Lực

  3. Mẫu Tử: Lý Hoặc Luận

  4. Kinh Dịch: Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc

  5. Bút Kiếm Kim Dung

  6. Trò chuyện cùng Dương Ngọc Dũng – Tình yêu, tôn giáo và triết học

  7. Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh xã hội

  8. Kinh tế học Phật giáo

  9. Trò Chuyện Cùng Dương Ngọc Dũng

zalo