Quốc văn giáo khoa thư - Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận

126.000₫ 140.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 0 sản phẩm

Tác giả: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận

Hình thức: Bìa mềm, 16 x 24 cm, 500 trang

Nhà xuất bản: NXB Kim Đồng, 2022

Quốc văn giáo khoa thư - Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận

"Quốc văn giáo khoa thư" từ lâu đã được coi là bộ sách giáo khoa Tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách do Nha học chính Đông Pháp xuất bản vào khoảng những năm 20, đầu thế kỉ 20, với sự tham gia của các soạn giả tên tuổi, đều tốt nghiệp trường Thông ngôn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận. Ra đời với mục  đích dạy chữ quốc ngữ cho học sinh cấp Sơ học yếu lược (tương đương với ba năm đầu tiểu học ngày nay) từ Bắc vào Nam, bộ sách gồm ba quyển:

  • Quyển dành cho lớp Năm (Ðồng ấu - Cours Enfantin): 34 bài đầu dạy trẻ các chữ cái và đánh vần, 55 bài sau là các bài tập đọc.

  • Quyển dành cho lớp Tư (Dự bị - Cours Préparatoire) gồm 120 bài tập đọc.

  • Quyển dành cho lớp Ba (Sơ đẳng - Cours Elémentaire) gồm 84 bài tập đọc.

Các bài tập đọc luôn lồng ghép nội dung về luân lí, lịch sử, địa lí, vệ sinh, tự nhiên…  kèm theo phần giải thích từ ngữ, bài tập và tập viết.

Mỗi bài đều có hình minh họa, theo lối tranh khắc gỗ hồn nhiên, chân phương mà có tài  liệu cho là của họa sĩ Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ.

Gần một thế kỉ đã trôi qua, nhưng những bài học trong Quốc văn giáo khoa thư vẫn còn  nguyên giá trị, đọng lại rất nhiều ấn tượng và tình cảm đẹp trong lòng người học nhờ tính giáo dục và sư phạm cao, ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với tâm lí trẻ em. Một số bài tập đọc vẫn được dùng làm ngữ liệu cho một số sách giáo khoa và tài liệu giáo dục sau này.

Trong lần tái bản này, chúng tôi chủ yếu dựa vào bản in năm 1935, kể cả phần học vần và tập viết của quyển dành cho lớp Đồng ấu mà một số bản in khác đã lược bỏ. Một số bài có nội dung không còn phù hợp, chúng tôi xin phép lược bỏ. Với phần tranh minh họa, chúng tôi đồ lại và làm cho rõ nét hơn. Những cách viết theo kiểu cũ đều được chữa cho phù hợp với cách viết của tiếng Việt hiện tại, chẳng hạn, không dùng dấu gạch nối giữa các từ ghép; những lỗi in sai, nhầm lẫn đều được chỉnh sửa. Những chú thích của biên tập viên được để trong ngoặc vuông để phân biệt với chú thích của tác giả. Về các địa danh nhắc đến trong sách, chúng tôi để nguyên theo cách gọi cũ.

 

zalo