Sống Sót và Thịnh Vượng Trong Một Thế Giới Hậu Đại Dịch
Cơn đại dịch này đã gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng không phải ai cũng bị tổn thất như nhau. Đừng nhầm lẫn, một cuộc Đại suy thoái mới đang xảy đến với chúng ta. Làn sóng phá sản và sa thải vào mùa xuân và mùa hè năm 2020 chỉ là sự khởi đầu. Trong tương lai, tình trạng thất nghiệp hàng loạt sẽ còn trầm trọng hơn. Giảm phát, nợ nần và các yếu tố nhân khẩu học sẽ phá hỏng mọi cơ hội phục hồi. Những luận điệu lạc quan từ Phố Wall và Nhà Trắng đã cũ rích. Và hàng nghìn tỉ đô la của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ và chi tiêu thâm hụt không phải phương thuốc trị bách bệnh như các nhà hoạch định chính sách vẫn thường huyễn hoặc cử tri. Những làn sóng phong tỏa và bùng phát tiếp theo sẽ đe dọa cả sự phục hồi kinh tế lẫn cơ cấu xã hội của đất nước chúng ta. Các nhà đầu tư tốt hơn nên chuẩn bị để vượt qua cơn bão không giống như bất kỳ cơn bão nào khác. Trong cuốn sách nối tiếp nhiều cuốn sách bán chạy ra đời lúc này, James Rickards xác định các mối đe dọa thực sự đối với hệ thống tài chính của chúng ta thời hậu đại dịch và cung cấp những hiểu biết sâu sắc có giá trị cho những ai tìm cách tránh chúng. Dựa trên các mẫu hình trong lịch sử, lý thuyết tiền tệ và khả năng tiếp cận "hậu trường" các sảnh quyền lực, "Sống sót và thịnh vượng trong một thế giới sau đại dịch" đã đặt những sự kiện gần đây vào bối cảnh chính trị xã hội lớn hơn của chúng, làm sáng tỏ những gì xảy ra và ý nghĩa của chúng đối với tương lai kinh tế của chúng ta. Tin tốt lành là chúng ta vẫn còn thời gian để xoay chuyển tình thế và Rickards đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc bị lãng quên từ hai vị tổng thống Hoa Kỳ trong quá khứ, điều sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư cá nhân ngày nay những giải pháp đã được chứng thực theo thời gian.
"Khủng hoảng không chỉ thể hiện qua những con số mà còn qua cả tâm lý. Số liệu về sản lượng và việc làm rất quan trọng, nhưng những thay đổi về hành vi còn quan trọng hơn. Khi tăng trưởng trở lại, lợi nhuận sẽ bắt đầu từ một mức bị suy giảm thấp đến nỗi phải nhiều năm nữa chúng ta mới đạt lại mức sản lượng trước đại dịch. Tỉ lệ thất nghiệp sẽ bắt đầu giảm, nhưng là giảm từ mức cao nên hàng triệu người lao động sẽ còn khó khăn dai dẳng trong nhiều năm tới. Gạt số liệu sang một bên, những thay đổi về hành vi sẽ vô cùng sâu sắc và xảy ra qua nhiều thế hệ. Mọi người sẽ chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn bất chấp lời kêu gọi hãy vay tiền và chi tiêu "như những ngày xưa tươi đẹp ấy" của Nhà rắng. Những ngày đó qua rồi." - Trích dẫn lời nói đầu của James Rickards.
"Rickards không phải một tác giả thích úp mở, quanh co. Một cẩm nang sống rất thẳng thắn và rõ ràng với rất nhiều thông tin chi tiết chân thực. Chúng ta hãy chỉ hy vọng rằng quãng thời gian 30 năm tới sẽ ít ảm đạm hơn viễn cảnh mà Rickards dự đoán" - Financial Times.