Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Các Cường Quốc - Paul Kennedy

453.600₫ 567.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Phát hành cuối tháng 8/2022

Tác giả: Paul Kennedy

Dịch giả: Nguyễn Thanh Xuân

Hình thức: bìa cứng, 16x24cm, 944 trang

Nhà Xuất Bản: NXB Thế Giới, 2022

Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Các Cường Quốc - Paul Kennedy

"Sức mạnh tương đối của các quốc gia hàng đầu trong các vấn đề quốc tế không bao giờ là bất biến, đặc biệt là do tương quan phát triển không đồng đều giữa các xã hội khác nhau và những đột phá về mặt công nghệ cũng như tổ chức, dẫn đến việc một xã hội gặp thuận lợi hơn những xã hội khác. Chẳng hạn, sự xuất hiện những con tàu buồm hoạt động tầm xa được trang bị đại pháo và sự nổi lên của nền thương mại Đại Tây Dương sau năm 1500 không chia sẻ lợi ích đồng đều cho mọi quốc gia châu Âu, mà lại tiếp thêm sức mạnh cho nước này nhiều hơn hẳn nước khác. Tương tự, sự phát triển của năng lượng hơi nước sau này cùng việc khai thác các nguồn tài nguyên than đá và kim loại – vốn phục vụ cho động cơ hơi nước hoạt động – đã gia tăng đáng kể sức mạnh của một số quốc gia trong tương quan với các quốc gia khác. Một khi khả năng sản xuất được nâng cao, các nước sẽ dễ dàng gánh chịu chi phí cho lực lượng vũ trang quy mô lớn trong thời bình, duy trì và cung ứng đầy đủ cho quân đội và hải quân trong thời chiến. Giải thích thế này nghe vẻ theo chủ nghĩa trọng thương một cách hời hợt, nhưng thông thường, cần có sự thịnh vượng làm nền tảng cho sức mạnh quân sự, và ở chiều ngược lại, sức mạnh quân sự lại cần thiết để đạt được và bảo vệ sự thịnh vượng. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ tài nguyên quốc gia đáng lẽ dành để làm giàu cho đất nước lại được phân bổ cho những mục đích quân sự là quá lớn thì về dài hạn, chính điều này lại khiến sức mạnh quốc gia bị suy yếu. Tương tự như thế, nếu một quốc gia bành trướng quá mức một cách có chiến lược bằng cách, chẳng hạn, xâm lược các lãnh thổ rộng lớn hay gây ra các cuộc chiến tranh tốn kém, thì có nguy cơ là những lợi ích tiềm tàng từ việc mở rộng lãnh thổ có thể bị tổn phí quá lớn áp đảo – một tình trạng tiến thoái lưỡng nan sẽ trở nên gay gắt nếu nước này bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế. Lịch sử về sự trỗi

dậy rồi suy tàn của các quốc gia hàng đầu trong hệ thống Cường quốc từ khi Tây Âu bắt đầu tiến bộ ở thế kỷ 16, như Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Đế quốc Anh và hiện tại là Mỹ, cho thấy một mối tương quan thiết yếu về lâu về dài giữa một mặt là khả năng sản xuất và gia tăng thu nhập và mặt khác là sức mạnh quân sự."

"Tuy nhiên, khi gạt sang một bên những lý thuyết tiên nghiệm và chỉ nhìn vào ghi chép lịch sử về “sự trỗi dậy và suy tàn của các Cường quốc” trong hơn 500 năm qua, rõ ràng chúng ta có thể rút ra những kết luận có căn cứ, dù phải thừa nhận rằng luôn có những ngoại lệ riêng lẻ. Chẳng hạn, có thể nhận thấy một mối quan hệ nhân quả giữa những chuyển đổi diễn ra theo thời gian trong cán cân kinh tế và sản xuất nói chung cùng vị trí do các cường quốc riêng lẻ chiếm giữ trong hệ thống quốc tế. Việc chuyển di dòng chảy giao thương từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương và vùng Tây-Bắc Âu từ thế kỷ 16 trở đi, hay sự tái phân phối trong tỉ phần sản lượng đầu ra của thế giới ra ngoài phạm vi Tây Âu trong các thập niên sau năm 1890 là những ví dụ điển hình. Trong cả hai trường hợp, những thay đổi về mặt kinh tế thường báo trước sự trỗi dậy của các Cường quốc mới mà một ngày nào đó sẽ có tác động quyết định đến trật tự quân sự/lãnh thổ. Đây là lý do việc chuyển di trong cán cân sản xuất toàn cầu hướng về “vành đai Thái Bình Dương” diễn ra trong vài thập niên gần đây không chỉ khiến các nhà kinh tế học quan tâm. Cũng như thế, ghi chép lịch sử cho thấy có một sự kết nối rõ ràng về lâu về dài giữa sự trỗi dậy và suy tàn về mặt kinh tế của một Cường quốc riêng lẻ và sự phát triển và suy thoái của nó trong vai trò cường quốc quân sự (hay đế chế tầm mức thế giới) trọng yếu. Điều này cũng không có gì phải ngạc nhiên, bởi nó bắt nguồn từ hai thực tế liên quan.

Thứ nhất là các nguồn lực kinh tế rất cần thiết để hỗ trợ việc tổ chức quân đội ở quy mô lớn. Thứ hai là đối với hệ thống quốc tế, cả năng lực tài chính lẫn sức mạnh quân sự đều luôn có tương quan và nên được xem là như thế. Vào 300 năm trước, tác gia người Đức theo chủ nghĩa trọng thương von Hornigk đã quan sát được rằng: 'ngày nay, một quốc gia có hùng mạnh và giàu có hay không không phụ thuộc vào việc sức mạnh và của cải của nước đó dồi dào hay an toàn mà chủ yếu [phụ thuộc] vào việc những nước láng giềng sở hữu nhiều hay ít sức mạnh và của cải hơn.'"

zalo