NGƯỜI CÀNG CÓ BẢN LĨNH, CÀNG KHÔNG CẦN LỜI NGỢI KHEN CỦA NGƯỜI KHÁC
Ở châu Âu có một câu cách ngôn nổi tiếng: “Người càng thích được người khác khen ngợi, càng là người không có bản lĩnh”. Ngược lại, chúng ta cũng có thể nói: “Người càng có bản lĩnh, càng không cần lời ngợi khen của người khác”.
Người xưa cũng từng nói: “Nói tốt về sở trường của mình chính là sở đoản, nhận biết sở đoản của mình chính là sở trường”. Lời nói này đã chỉ ra trí tuệ của việc sống khiêm nhường. Nỗ lực học hỏi ưu điểm của người khác, giống như một miếng bọt biển quyết hút sạch không bỏ lỡ một giọt nước nào. Hấp thụ rộng rãi sở trường của mọi người, chúng ta sẽ không ngừng trưởng thành. Ai dám khẳng định mình là người toàn năng, biết tuốt chứ?
Cây trước gió lớn, không ngại cúi đầu. Cây đương ngày nắng, vươn chồi xanh cao quý hiên ngang. Ví như “Quân tử dĩ khiêm thối vi lễ” - Người quân tử lấy cung kính nhường nhịn làm lễ (Sử ký). Bóc tách lấy “khiêm” làm lễ, lấy “nhường” làm đức, người có lễ đức mức ấy tất có ngày nhận được hết thảy muôn chiếu sao trời.
“Sức mạnh của sự khiêm nhường” đánh thức sự nhận thức và trí tuệ còn ẩn sâu trong mỗi người, làm mát và giải độc cho những trái tim nông nổi, từ đó giúp giới trẻ tạo dựng cuộc sống lành mạnh về cả thể chất lẫn tâm hồn, giải trừ vấn đề tâm lý ngày càng trở thành trở ngại, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, sinh hoạt và giao tiếp của các bạn. Cuốn sách này bắt đầu từ tính phổ biến của các vấn đề tâm lý, lần lượt mô tả các phương diện dễ nảy sinh một số vấn đề về tâm lý như tính cách, tâm trạng, áp lực, ý chí, giao tiếp xã hội, hành vi bất thường, đồng thời đề xuất các phương pháp cụ thể và thực tế, giúp các bạn trẻ điều chỉnh một cách khoa học cả về thể chất và tâm hồn, để bản thân mỗi người ngày càng hoàn thiện, gặt hái thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống.