Hầu hết các rắc rối trong mối quan hệ tại nơi công sở đều quy về một vấn đề: Nhân viên (cũng như đồng nghiệp) có cảm thấy họ được trân trọng với những đóng góp của mình hay không? Tuy vậy, mỗi người lại có ngôn ngữ biểu đạt sự trân trọng mong muốn khác nhau. Nếu chúng ta cố gắng bày tỏ theo những phương thức không có ý nghĩa với họ, họ sẽ chẳng hề cảm thấy được trân trọng.
Cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn các công cụ để cải thiện tinh thần nhân viên, xây dựng một môi trường làm việc tích cực hơn và tăng cường sự gắn kết trong nhân viên. Bằng cách nào? – Thông qua các phương pháp hiệu quả thể hiện sự ghi nhận và trân trọng đối với nhân viên, đồng nghiệp và lãnh đạo.
Cuốn sách đã bán hơn 300.000 bản và được dịch sang 16 ngôn ngữ. “Quản lý có tầm tốt ở cái tâm” đã được chứng minh là hiệu quả và giá trị trong nhiều tổ chức, đa dạng cả về lĩnh vực lẫn quy mô: doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, bệnh viện, trường học, cơ quan chính phủ và các tổ chức có nhân viên từ xa.
Nhận xét của độc giả uy tín:
“Sau 20 năm đào tạo các cấp lãnh đạo và giảng dạy hàng nghìn chuyên gia trên toàn thế giới, tôi tin rằng có hai cách phổ biến có thể thổi bùng sự xuất chúng trong mỗi người, đó là ghi nhận những nét độc đáo của mỗi cá nhân và thừa nhận tầm quan trọng của họ. Quản lý có tầm tốt ở cái tâm mang tới cho các cá nhân, đội ngũ và toàn thể tổ chức một tài nguyên vô giá bằng cách khiến sự trân trọng trở thành một phần nền tảng văn hóa của họ.”
‒ AMY RUPPERT, chuyên gia đào tạo, CEO The Integreship Group; cựu Chủ tịch Liên đoàn huấn luyện Quốc tế.
“Lãnh đạo giỏi được biết đến bởi những năng lực chuyên môn. Lãnh đạo vĩ đại được biết và nhớ đến vì những cảm xúc họ mang tới cho mọi người. Quản lý có tầm tốt ở cái tâm là tài nguyên phải có với bất kỳ người lãnh đạo nào mong muốn đi từ lãnh đạo tốt trở thành lãnh đạo vĩ đại.”
‒ KAREN ALBER, đồng sáng lập The Integreship Group; cựu giám đốc công nghệ thông tin HJ Heinz.
“Quản lý có tầm tốt ở cái tâm đã thay đổi cách nghĩ của các quản lý trên toàn thế giới về sự trân trọng tại nơi làm việc. Những nghiên cứu mới về các lợi ích tích cực khi nhân viên cảm thấy được coi trọng vì những đóng góp của mình, thấu hiểu sự khác biệt thế hệ, những nhu cầu đặc biệt của các nhân viên làm việc từ xa và sự đánh giá khách quan, được bổ sung trong cuốn sách, đã góp phần khiến nó trở thành một tác phẩm kinh điển về quản trị. Cuốn sách này không chỉ hữu ích cho những người đang bắt đầu sự nghiệp quản lý mà còn có giá trị với cả các nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm, khi đưa ra những lời khuyên thiết thực về cách thu hút lực lượng lao động ngày càng đa dạng bằng những giải pháp hợp lý.”
‒ PETER HART, Chủ tịch & CEO, Rideau, Inc.;
Giám đốc ban cố vấn thuộc Trung tâm nguồn nhân lực Wharton, Đại học Pennsylvania.
“Quản lý có tầm tốt ở cái tâm rất quan trọng đối với sự phát triển và trưởng thành của các nhân viên và văn hóa công ty. Thật đáng kinh ngạc với cách niềm tin gia tăng khi sự quan tâm và sự trân trọng được bày tỏ, theo những cách biểu đạt dành riêng cho mỗi cá nhân. Những kiến thức trong cuốn sách này phù hợp với tất cả các thế hệ và nhóm kỹ năng: người hướng nội cho tới hướng ngoại, kỹ năng chuyên môn tới các kỹ năng tổng quát – tất cả đều có thể áp dụng các nguyên tắc này để phát triển một cách có ý nghĩa.”
‒ EVAN WILSON, Giám đốc kinh nghiệm, Meritrust Credit Union.
“Luôn cần có sự chân thành ở cả nơi làm việc lẫn trong cộng đồng. Ấn bản Quản lý có tầm tốt ở cái tâm giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc về cách thể hiện giá trị cá nhân một cách chân thành trong nhiều trường hợp khác nhau. Các doanh nghiệp đang phát triển có xu hướng áp dụng năm phương thức biểu đạt sự trân trọng ở nơi làm việc mạnh mẽ hơn bao giờ hết và ấn bản mới này là nền tảng để các tổ chức thu được lợi nhuận đầu tư khi cam kết xây dựng văn hóa làm việc tích cực, quan tâm tới từng nhân viên.”
‒ DAN AGNE, chủ sở hữu và chuyên viên tư vấn cấp cao tại
The Agne Group; Giám đốc hiệu quả kinh doanh của
The Brooks Group; phó mục sư Nhà thờ Open Bible Christian, Dayton, Ohio.
“Tôi đánh giá rất cao Quản lý có tầm tốt ở cái tâm. White và Chapman đã thực hiện một điều tuyệt vời đó là kết hợp các số liệu thống kê cùng các câu chuyện và kết quả nghiên cứu phù hợp. Họ mang tới những phương pháp khác nhau để bày tỏ sự trân trọng ở nơi làm việc, điều sẽ giúp các lãnh đạo và những người đi làm nâng cao kỹ năng biểu đạt sự trân trọng nhằm khiến những người khác thể hiện tốt nhất ở nơi làm việc (và tại nhà).”
‒ DAVID ZINGER, nhà sáng lập The Global Employee Experience & Engagement Network, đồng tác giả cuốn People Artists: Drawing Out the Best in Others at Work (tạm dịch: Nghệ sĩ ngành nhân sự: Giúp người khác thể hiện tốt nhất trong công việc).
“Quan điểm của Tiến sĩ Chapman và Tiến sĩ White về cuộc sống thực tế của các nhà quản lý rất chính xác. Đa phần các nhà quản lý thiếu năng lực thể hiện sự trân trọng như những nhân viên trực tiếp làm việc với họ mong đợi. Câu nói “cần cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ” có nghĩa: rất cần nuôi dưỡng các nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người, bao gồm nhu cầu được thấu hiểu, được coi trọng và trân trọng. Ở một khía cạnh nào đó, tất cả chúng ta đều sống trong một cộng đồng “ngôi làng” và những nguyên tắc trong Quản lý có tầm tốt ở cái tâm giúp chúng ta dễ dàng thực hiện điều mà hầu hết mọi người, bằng trực giác, đều muốn được cho đi và nhận lại.”
‒ TIM MYERS, Giám đốc vật tư phòng thí nghiệm Honeywell, Inc.
“Trân trọng nỗ lực của người khác không chỉ là việc của cấp quản lý; nó còn là việc mà các đồng nghiệp nên làm với nhau. Trong Quản lý có tầm tốt ở cái tâm, Tiến sĩ Chapman và Tiến sĩ White đã mang tới cho chúng ta tầm nhìn về một môi trường văn hóa nơi tất cả đều trân trọng người khác, bất kể vai trò trong tổ chức của họ là gì.”
‒ TIFFANY SNIPES, chuyên viên tư vấn đào tạo và phát triển tại BJC Institute.
“Là người đã có nhiều năm áp dụng năm phương thức biểu đạt sự trân trọng, tôi rất hào hứng được nhìn thấy những tư liệu mới, nhấn mạnh vào những lợi ích tài chính của sự trân trọng, trong quá trình làm việc với các đội ngũ làm việc từ xa và đội ngũ ảo, gia tăng sự trân trọng năng lực giữa các thế hệ và tạo ra cơ sở vững chắc giúp làm tăng sự gắn kết giữa các nhân viên một cách toàn diện. Chúng tôi tiếp tục đưa ra chương trình tập huấn dựa trên năm phương thức biểu đạt sự trân trọng ở nơi làm việc, coi đó là một công cụ quan trọng với các công ty thành viên. Chúng tôi đã nhận thấy khi tất cả thành viên trong đội ngũ tìm hiểu về những gì người khác thực sự coi trọng để biểu đạt sự trân trọng tới mỗi cá nhân, nhuệ khí của đội, sự gắn kết, sự hòa thuận sẽ gia tăng, đặc biệt là tăng hiệu suất công việc và giảm xung đột.”
‒ DAVE TIPPETT, Giám đốc, tư vấn và đào tạo tại chỗ thuộc The Employers’ Association.
“Những hiểu biết về năm phương thức biểu đạt sự trân trọng ở nơi làm việc là yếu tố quan trọng làm nên thành công của chúng tôi trong việc xây dựng một đội ngũ lớn mạnh và duy trì văn hóa tích cực. Tôi mong mỏi ngày nào cũng được bày tỏ sự trân trọng chân thành tới những thành viên trong đội ngũ, cũng như các phòng ban khác và đội ngũ lãnh đạo. Nhờ để tâm đến việc biểu lộ sự trân trọng, sự gắn kết giữa các nhân viên đã tăng lên và động lực làm việc được thúc đẩy mạnh mẽ.”
‒ MICHELLE SUTTER, Giám đốc bán hàng của Holland America Line.
“Làm việc với Tiến sĩ White, chúng tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một văn hóa trân trọng bền vững. Thông qua những khóa học và công cụ nhận thức cá nhân, chúng tôi bắt đầu thấy đội ngũ năng động hơn và cách biểu đạt sự trân trọng của chúng tôi thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Mặc dù thoạt đầu nó diễn ra không mấy tự nhiên, nhưng chúng tôi đang học cách nhận ra ngôn ngữ biểu đạt sự trân trọng của nhau và điều đó đã tạo nên sự thay đổi rất lớn.”
‒ JOANNA ZIARNIK, Chuyên gia nghiên cứu và cải tiến, L’Oreal USA.
Về tác giả:
TS. Paul White là tác giả, diễn giả, nhà tâm lý học và huấn luyện viên hàng đầu – “người biến những mối quan hệ nơi công sở trở thành những mối quan hệ chân thành”. Suốt hơn 20 năm, ông đã hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, trường học, cơ sở y tế… xây dựng môi trường làm việc tích cực và thắt chặt mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp với người lao động. Ông viết bài và có nhiều bài phỏng vấn trên nhiều phương tiện thông tin nổi tiếng như Fortune, U.S. News & World Report, CNN, Forbes, Bloomberg Businessweek, FoxNews, Huffington Post, Fast Company, Entrepreneur.com…
TS. Gary Chapman là tác giả, diễn giả và chuyên gia về mối quan hệ giữa con người với con người. Ông là tác giả của sê-ri The 5 Love Languages® và giám đốc của Tổ chức Tư vấn Hôn nhân và Gia đình. Các chương trình phát thanh do ông thực hiện cũng được phát tại 400 đài truyền thành.
Với cuốn sách này, không những họ được truyền nhiệt huyết để giải quyết vấn đề, mà còn có cái nhìn rộng hơn, hiểu được rằng để giải quyết vấn đề khi hậu, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở thay đổi nhận thức và hành vi ở mức độ cá nhân, mà còn phải tác động lớn đến khía cạnh kĩ thuật và chính sách.
Cuốn sách này chỉ ra rằng phát thải khí nhà kính chính là nguyên nhân gây ra sự nóng lên toàn cầu, và nếu chúng ta không làm gì, một thảm họa khí hậu sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Nội dung thứ hai của cuốn sách là nêu ra phương hướng làm giảm khí thải nhà kính. Cụ thể là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để làm giảm lượng phát thải, và thúc đẩy việc đưa các biện pháp này vào thực tiễn bằng cách làm giảm Chi phí Xanh – một thuật ngữ mà tác giả nhắc đến rất nhiều lần trong cuốn sách, nghĩa là chi phí chênh lệch giữa việc sử dụng phương thức cũ (ví dụ như sử dụng ô tô chạy xăng) với phương thức mới (ô tô chạy điện).
Bên cạnh đó tác giả cũng nhắc đến việc thích nghi với biến đổi khi hậu, tuy nhiên ông không đi quá sâu vì cho rằng biện pháp chính vẫn là giảm lượng phát thải khí nhà kính.
Nội dung cuối cùng của cuốn sách là về kế hoạch cụ thể để làm được những điều trên. Trong đó Bill Gates đề cập cụ thể đến vai trò của chính sách, tổ chức và cá nhân trong việc giảm phát thải.
Cuốn sách này hướng đến những người quan tâm đến biến đổi khí hậu, những nhà hoạt động trẻ và những người muốn chung tay vào giải quyết vấn đề này.
Với cuốn sách này, không những họ được truyền nhiệt huyết để giải quyết vấn đề, mà còn có cái nhìn rộng hơn, hiểu được rằng để giải quyết vấn đề khi hậu, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở thay đổi nhận thức và hành vi ở mức độ cá nhân, mà còn phải tác động lớn đến khía cạnh kĩ thuật và chính sách.
| ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA |
“Cuốn sách này là lời giải thích toàn diện nhất về những động lục đang thúc đẩy chúng ta, những con người đang sống trên một hành tinh đang ấm dần; cách đo lường tác động của vô số nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh hoàng và khôn lường này; và cuối cùng là cách tìm kiếm những phương thức tiếp cận hiệu quả hơn để giải quyết từng nguyên nhân. Cuốn sách này chính là thứ gần nhất với cái có thể được gọi là một bản hướng dẫn cách xử trí với cuộc khủng hoảng về khí hậu.” – Clinton Leaf, Fortune
“Khía cạnh mới mẻ nhất của cuốn sách này nằm ở sự kết hợp giữa cái nhìn thực tế đến lạnh lùng và sự lạc quan có cơ sở từ số liệu… Xét cho cùng, cuốn sách này có tác dụng như một phần dẫn nhập về cách tái tổ chức nền kinh tế toàn cầu, nhằm tập trung sự đổi mới vào các vấn đề nguy cấp nhất của thế giới. Nó là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng nếu loài người muốn thực sự nghiêm túc với việc giải quyết vấn đề, chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để vận dụng một nguồn lực vô tận – đó chính là trí tuệ của chúng ta.” – The Economist
| ĐOẠN TRÍCH |
“Có hai con số bạn cần biết về biến đổi khí hậu. Con số đầu tiên là 51.000.000.000. Con số còn lại là 0.
51.000.000.000 là số tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà thế giới trút vào bầu khí quyển mỗi năm. Mặc dù con số này có thể tăng hoặc giảm một chút qua các năm, nhưng nhìn chung, nó đang tăng lên. Đây là thực trạng hiện nay.
Còn 0 chính là mục tiêu chúng ta cần hướng tới. Để ngăn chặn tình trạng gia tăng nhiệt độ và tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu (những tác động này sẽ thực sự tồi tệ), con người cần ngừng trút thêm khí nhà kính vào bầu khí quyển.”
“Chúng ta cần thúc đẩy thay đổi trên quy mô lớn bằng cách sử dụng tất cả các công cụ trong tầm tay, bao gồm các chính sách của chính phủ, công nghệ hiện tại, phát minh mới và khả năng của thị trường tư nhân để tăng khả năng tiếp cận [của giải pháp] đến một số lượng lớn người.”
| TÁC GIẢ |
_ Bill Gates là đồng chủ tịch của Quỹ Bill & Melinda Gates và là người sáng lập tổ chức Breakthrough Energy (Năng lượng Đột phá).
_ Vào năm 1975, Bill Gates thành lập Microsoft với Paul Allen và đưa công ty đến vị trí dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ dành cho cá nhân và doanh nghiệp.
_ Vào năm 2008, ông dành toàn bộ tâm sức vào hoạt động của Quỹ Gates để đem đến cơ hội cho những con người yếu thế nhất trên toàn cầu.