Nhân dịp kỷ niệm 130 năm (1891-2021) Thông điệp xã hội đầu tiên Rerum novarum (1891) của Giáo hoàng Leo XIII được ban hành, xin giới thiệu với quý độc giả tập sách mọn có nhan đề "Thần Học Luân Lý Xã Hội: Giáo Huấn Xã Hội Hay Học Thuyết Xã Hội Công Giáo". Tập sách mọn này dành cho mọi người Công giáo và cho những ai có ý muốn tìm hiểu về “Vấn Đề Xã Hội” (Social question) của Giáo hội. Nó cũng có thể là tài liệu tham khảo chuyên sâu dành cho các sinh viên thần học và cho các vị Mục tử trong việc coi sóc mục vụ.
Nhằm đáp ứng những “dấu chỉ của thời đại” và những hoàn cảnh cụ thể của Giáo hội trong thế giới ngày nay, các chủ đề trong tập sách mọn này sẽ bàn đến những vấn đề cơ bản của Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, cụ thể là những tư tưởng trong các Giáo huấn của các Giáo hoàng xoay quanh “Vấn Đề Trong Xã Hội” qua các thời đại.
Sách được chia ra làm hai khối. Trọng tâm của khối thứ nhất đưa ra lý thuyết căn bản (phần lý thuyết, gồm phần I và II) của luân lý xã hội, tạo tiền đề cho sự ra đời của Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Khối thứ hai sẽ đi vào những đề tài cụ thể (hay còn gọi là phần hệ thống, gồm phần III, IV và V), thông qua Giáo huấn của các Đức Giáo hoàng, bắt đầu từ Thông điệp xã hội Rerum novarum (1891) của Giáo hoàng Leo XIII và phần Học thuyết xã hội sẽ kết thúc tại Giáo huấn xã hội của Giáo hoàng Phanxicô (ngoài ra, sách còn có phần Bài đọc thêm, nhằm đáp trả lại những ai không theo Giáo huấn tinh tuyền của Giáo hội Công giáo, dẫn đến việc đi theo những giáo lý sai lạc, để rồi rơi vào tình trạng dị giáo, ly giáo và lạc giáo, đã từng xảy ra với một số tín hữu, như chúng ta đã từng được chứng kiến trong lịch sử Giáo hội).
Khối thứ nhất (phần I và II) thiên về lý thuyết triết lý, xã hội học và Thần học luân lý. Đây là những lý thuyết rất cơ bản để hình thành lên những Văn kiện quan trọng về xã hội của Huấn quyền. Luân lý xã hội và những đặc tính thần học của xã hội (bản chất, kinh nghiệm và những khả năng triết học và thần học để con người có thể suy tư về xã hội), mối tương quan giữa Học thuyết xã hội Công giáo và Thần học luân lý xã hội sẽ là nội dung của phần I. Trong phần II, sách sẽ chưng ra bốn văn kiện quan trọng của Huấn quyền, là nền móng của bộ môn Học thuyết xã hội (Tập tài liệu Đường Hướng Học Hỏi và Giảng Dạy Giáo Huấn Xã Hội Của Giáo Hội về Xã Hội Trong Việc Đào Tạo Các Kit ấy Linh Mục; Văn kiện Chương Trình Xã Hội; Sách Tóm Di Di Lược Học Thuyết Xã Hội Của Giáo Hội Công Giáo; 4 tPhiên bản phổ thông về Giáo huấn xã hội của Giáo hội Docat). Ở phần II, sách cũng sẽ chưng ra Các nguyên tắc nền tảng (Nhân vị, Công ích, Bổ trợ, Liên đới, Sự tham gia và Ưu tiên chọn lựa cho người nghèo) và các chủ đề quan trọng khác trong Học thuyết xã hội của Giáo hội.
Khối thứ hai (phần III, IV và V) được chia ra làm ba giai đoạn (tương ứng với các giai đoạn lịch sử của Giáo hội hiện đại): giai đoạn thứ nhất, sẽ đào sâu Giáo huấn xã hội qua các Thông điệp, từ thời Giáo hoàng Leo XIII (1878-1903) đến Giáo huấn xã hội của Giáo hoàng Gioan XXIII (1958-1963); giai đoạn thứ hai, chúng ta tìm hiểu thêm Giáo huấn xã hội của Giáo hội từ bắt đầu Cộng đồng Vaticano II (1962-1965) đến hết triều đại Giáo hoàng Biển Đức XVI (2013); giai đoạn kế tiếp là những tư tưởng xã hội của Giáo hội thuộc “thời đại chúng ta”, tức là những Giáo huấn xã hội của Giáo hoàng Phanxicô xoay quanh các chủ đề rất được quan tâm trong xã hội và trong Giáo hội ngày nay. (Ở phần V còn có thêm những bình phẩm về tập Tài liệu Chuẩn bị của Thượng Hội đồng Giám mục Thường lệ lần thứ XVI“Hướng tới một Hội Thánh Hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ”, nhằm cho chúng ta hiểu thêm về tiến trình hiệp hành của Thượng Hội đồng, sẽ diễn ra tại Roma vào tháng 10/2023).
Cũng xin lưu ý rằng, tập sách mọn này không phải là bộ sưu tập các Văn kiện xã hội của Giáo hội Công giáo từ năm 1891 đến năm 2021, nhưng là những bình phẩm về “Vấn Đề Xã Hội” vốn diễn ra một cách liên tục trong khoảng thời gian này, dựa vào các Thông điệp, Tông huấn, Sứ điệp hoặc các Diễn ngôn về xã hội của Giáo hội, được các Giáo hoàng ban hành qua các thời đại.
Sau hết, những thiếu sót, cả về phương pháp, kỹ thuật trình bày lẫn nội dung của tập sách mọn này sẽ không tránh khỏi những sai sót phổ biến. Rất mong được sự đóng góp nhiệt thành của quý độc giả. Xin chân thành cảm ơn!