Thiền Lý Độc Hành - Odyssey Unto Self - Tuệ Sỹ

285.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 0 sản phẩm

Tác giả: Tuệ Sỹ

Hình thức: Bìa mềm, 19 x 23,5 cm, 140 trang

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Đà Nẵng, 2023

Thiền Lý Độc Hành - Odyssey Unto Self - Tuệ Sỹ

  • 13 bài thơ với thủ bút chữ Thảo của Thầy Tuệ Sỹ

  • Được dịch sang bốn ngôn ngữ: Anh, Pháp, Nhật, và Hán-Nôm.

Nối gót Thiên Lý Độc Hành

Hạnh Viên 

Một buổi sáng cuối thu năm 2011, ngồi trong quán cà phê sách ở Đà Lạt tôi đã nhận được stub tin của thầy gửi qua email, chỉ rút gọn mấy dòng:

…Tôi đi lang thang theo đám mây trôi, phương trời vô định. Bờ sông, thoai núi, đâu cũng là phòng chết. Một chút duyên còn rảnh buộc thì còn có cơ hội ngộ, đời này hoặc đời sau.
Thị ngạn am vô trụ xứ sở.

Thư được gởi đi từ chiều hôm trước, nghĩa là tối đó ông đã lang thang đâu đó ngoài bến xe, tìm một chuyến xe nào bất cứ, đi đến một nơi nào khả dĩ, không hẹn trước. Chuyến đi của ông thầy tu không chùa, không đệ tử, không cần nơi đến. Ra đi như vậy, ngoài những ẩn tình riêng chung, nhưng kỳ cùng nó là một thôi thúc, một bó buộc đã sẵn có tự bao giờ. Và trở về, cũng là một thôi thúc, bó buộc khác.

Gởi lại tình yêu ngọn cỏ rừng
Ta về phố thị bởi tình chung
Trao đời hương nhụy phơi hồn đá
Thăm thẳm mù khơi sương mấy tầng

Thiên Lý Độc Hành, chuỗi thơ 13 bài, hình thành sau chuyến đi ấy. Nó mở đầu bằng sự trở về, và kết thúc bằng lời gởi gắm một bước chân khác lên đường. Đi cho hết con đường thăm thẳm nhân sinh trường mộng. Hai câu kết để ta đóng lại tập thơ mà không đóng lại được những tâm tình khắc khoải, tương điệu trước một vệt nắng chiều hay một ánh sao xa lay lắt cuối trời. Lời nhắn nhủ ân cần không phải là sự êm đềm khép lại cánh cổng vườn nhà sau khi người con đã trở về, nó mở ra lối sau chỉ về một phương trời miên man cô tịch…

Mưa lạnh
đèo cao
không cõi người.

Phương trời mờ ảo với ánh sao đêm làm đèn soi lối, lấy ánh trăng trên cỏ làm chiếu mà nằm, để sáng ra tiếp tục cuộc đi mà không biết đêm nay sẽ ở đâu, có “may mắn” tìm được một chỗ ngủ kín gió không. Có khi chỗ đó là cái miếu cô hồn bên đèo vắng, có khi là phía sau cái bệ con sư tử đá khổng lồ trước cổng tam quan một ngôi chùa, nơi có một hốc nhỏ đủ cho một người nằm khuất tầm nhìn khách qua đường. Nghỉ chân và chợp mắt, để ba giờ sáng thức dậy thu vén đi tiếp trước khi nhịp sống đô thị trở lại nơi này cho một ngày mới.

Thân tiếp theo thân ngày tiếp ngày
Mù trong dư ảnh lá rừng bay…

Cái mùi hoang liêu dặm trường nó huyễn hoặc, hấp dẫn như mùi trái cây chín dại ven đường khi đói, như mấy gói lạc rang của một thanh niên tốt bụng đưa cho, để chiều lên đèo, “vì ở đó trong tầm bán kính mười cây số không có nhà ai”, anh ta nói. Mấy gói lạc rang, đủ cho một ngày đi qua cái đèo hoang vu này.

Sau này họa hoằn được nghe kể về chuyến đi, tôi thấy thật khó viết được gì chân xác về những bài thơ này; đó là những con đường nắng chát, bụi bặm, những bầu trời tối sầm trĩu nặng mây đen, những chiều bụng đói, những đêm hun hút ngó về một quê hương nào đã mất. Đó không phải là trang giấy trắng để ta cặm cụi ghi chú vài ý tưởng mộng mơ. Tập thơ này với tôi không phải để đọc, để hiểu hay để viết về; chỉ cần nhìn, cảm, và tưởng tượng. Tôi không lo khi đọc mà không hiểu thơ nói gì, nhưng đáng buồn nếu không tưởng tượng được khung trời nào trong những câu

Từ ta trải áo đường mưa bụi
Tưởng thấy tiền thân trên bến không

, nắng, gió, bụi, những bước chân mài đi qua rừng, qua phố, để làm gì, để tìm gì? Tìm gì trong màu hoàng hôn phơi sáng trên tâm hồn đá, cái bóng người xiêu cong bên bờ lau sậy phản phơ nỗi buồn Viễn xứ? Xứ sở hữu của người, của đá, của những bông lau theo gió bay trắng Bốn phương ngàn …

Nắng, bụi, gió, mưa. Thiên hương xứ vô phương thảo (*) . Cuối trời nông thôn nơi nào không có cỏ thơm. Một đứa trẻ chạy theo dúi vào tay ông một chiếc bánh ngọt, chỉ tay về ngôi nhà lụp xụp bên đường: má con biểu hiện cho ông. Cái tình người nó tự nhiên như cỏ non xanh tận chân trời. Cỏ xanh và hoa lau trắng, màu trắng hoàng mang cả trời cô lữ. Giữa dòng ngựa ngựa thị hay trước thảo nguyên xanh ngút ngàn, ở đâu cũng có lúc bất ngờ cảm thấy lạc loài, thấy tháng ngày hư ảo, ta muốn đi tìm một cái gì đó khác, đo đếm xem khoảng cách bao xa giữa hai bờ mộng thực; có người đi trong chiều nắng quái vật, kẻ khác đi trong giấc mộng mơ mộng. Nhìn đám bụi mờ dưới bước chân đi, ta không biết đó là tha hương hay là cố quận.

Rồi ngã xuống lắng nghe suối chảy Máu
Thân là thân lá cỏ sỏinh suối
Chờ mưa tạnh ta trải trăng làm chiếu
Nghìn năm sau hoa trắng trên cát

Ánh trăng sau cơn mưa hiện ra roi trên cỏ, như trải ra tấm tham chiếu hoa gấm ngọc ngà.

Nghìn năm sau… kể chuyện  Thiên Lý Độc Hành , có người ngay thẳng và thực tế sẽ hỏi: Đi như vậy, tự đọc như vậy để làm gì? Những bước chân vô định kia có để lại chút dấu vết nào nơi đá Cuội ven đường? Có lẽ không, hoặc có để lại một giấc mơ bên nhà tạm thời qua đêm, không biết mưa lũ cao nguyên rồi sẽ cuốn phăng nó về đâu. Mà  Thiên Lý Độc Hành  là gì? Nơi nào đó phải chỉ là một chuyến đi. Cuộc đi không có lúc khởi hành, không có nơi đến thì làm sao có sự kết thúc trở về.

Khi về anh nhớ cài áo mưa gió
chiều cao không người

Hạnh Viên
Mùa Hạ Cảnh Tý, PL 2564

Tác vụ thông tin

Tác giả Tuệ Sy

Tuệ Sỹ

Hòa thượng  Thích Tuệ Sỹ,  tục danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, quê tại Quảng Bình, Việt Nam. Ông là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả. Ông hiện là Đệ nhất viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).

Ông thông gầm tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.[1] Lúc bắt đầu năm 1984, ông và Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo thảo Bách khoa Phật học Ðại Tự diển

zalo