Quyển sách Tôi không phải Pê đê - Căn tính cá nhân trong hành trình khẳng định và trình diễn giới của người chuyển giới nữ tại Thành phố Hồ Chí Minh có lẽ một ấn phẩm, một nghiên cứu khoa học đầu tiên về người chuyển giới ở Việt Nam do chính người chuyển giới viết nên. Đây không phải là quyển hồi ký mà là một nghiên cứu khoa học. Nó đã được kiến tạo nên từ chính câu chuyện cá nhân nhà nghiên cứu (tác giả). Ấn phẩm như góp thêm một cách nhìn chơn [chân] thật nhất về một vấn đề xã hội vô cùng cấp thiết, một tiếng nói không phải được biện hộ bởi một lực lượng nào khác ngoài người chuyển giới. Tiếng nói của sự đấu tranh để mưu cầu hạnh phúc từ người chuyển giới.
Nghiên cứu này (từ những năm 1990 đến nay) là những cuộc thương thảo, đối thoại của người chuyển giới đương đại với chính mình, với những chuẩn mực, định kiến xã hội dành cho họ. Ngoài ra, quá trình thương thảo của cá nhân ở nhiều giai đoạn còn cho thấy rõ mức độ chi phối của những biểu tượng giới hay những chuẩn mực văn hóa - xã hội. Tất cả những yếu tố đó sẽ góp phần trình diễn một biểu đồ về những sự kiện, tính thăng trầm và biến chuyển trong suốt quá trình khẳng định và trình diễn “căn tính giới”.
Nội dung của quyển sách này là một tiến trình trình diễn giới liên tục từ giai đoạn ấu thơ cho đến khi trưởng thành của những người chuyển giới nữ đã hay có ước nguyện chuyển đổi giới tính. Tiến trình này được tiếp nối liên tục từ những hồi ức về những biểu tượng nữ tính cho đến việc come out và hình thành những chiến lược trình diễn giới. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến một số chủ đề gắn liền trong câu chuyện đi tìm chính mình và cái tôi cá nhân của người chuyển giới như tình yêu và những trải nghiệm về y tế, phẫu thuật thẩm mỹ, tạo hình.
Một trong những điều được xem là đặc trưng của nghiên cứu này chính là cách tiếp cận autoethnography. Nó là một dấu ấn mới trong nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực giới nói riêng. Cách tiếp cận hậu hiện đại luận này đã làm sáng tỏ, trực diện hơn nhiều vấn đề thuộc về tâm lý xã hội mà từ trước đến nay khó ai có thể bước vào được thế giới của người chuyển giới.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU.. 9
CHƯƠNG 1: TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI TIỀN ĐỀ CHO MỘT NGHIÊN CỨU AUTOETHNOGRAPHY ĐƯỢC HÌNH THÀNH.. 15
Sự phát triển của các dòng diễn ngôn về người chuyển giới từ những năm 1990. 15
Nhu cầu một nghiên cứu Autoethnography về người chuyển giới được thành hình
CHƯƠNG 2: HỒI ỨC VỀ NHỮNG BIỂU TƯỢNG NỮ TÍNH CỦA NGƯỜI CHUYỂN GIỚI 53
Tôi sẽ trở nên như thế nào?: Đi tìm câu trả lời qua dòng lịch sử của cô đào hát 54
“Tôi không phải Pê đê”: Hơn cả một lời khước từ. 65
Học vấn, việc làm hai chuẩn mực tạo nên vị thế người chuyển giới 79
CHƯƠNG 3: COME OUT MỘT HÀNH TRÌNH.. 94
Giải đáp những nghi vấn về bối cảnh hậu trường và sân khấu trong câu chuyện come out 97
Văn hóa truyền thống có khắt khe với người chuyển giới?. 111
Khao khát được là chính mình: Yếu tố thúc đẩy quan trọng việc come out ……120
Come out trong sự kết nối với các biểu tượng nữ tính. 125
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC TRÌNH DIỄN GIỚI NƠI CÁ NHÂN NGƯỜI CHUYỂN GIỚI …134
Không thể trở thành phụ nữ dù có mặc đầm hay mang giày cao gót 135
Áp lực đến từ một cơ thể cần được giải phóng. 147
Niềm tin về sự nữ tính và quyền lực của liệu pháp hóc môn (HRT): Dấu ấn dịch chuyển của dòng chảy cuộc đời 154
Sự thâm căn cố đế của kỳ thị và phân biệt đối với người chuyển giới 181
CHƯƠNG 5: TÌNH YÊU: CHÌA KHÓA CỦA CÂU CHUYỆN ĐI TÌM CHÍNH MÌNH.. 195
Tình yêu và sự phản thân về căn tính giới 196
Tình yêu: Phát kích trong hành trình chuyển đổi giới tính và trình diễn giới 204
Để yêu và kết hôn với một người chuyển giới: Nhìn từ rào cản của quyền lực nam giới 211
CHƯƠNG 6: DỊCH VỤ Y TẾ, PHẪU THUẬT THẨM MỸ, TẠO HÌNH: NHU CẦU VÀ CÁI TÔI CÁ NHÂN 230
Bối cảnh tiếp cận y tế của người chuyển giới tại Việt Nam.. 231
Tất cả đang cố gắng biến người phụ nữ chuyển giới thành phụ nữ sinh học. 244
Chiến lược thực hiện các phẫu thuật chuyển đổi và thẩm mỹ. 249