Lấy cảm hứng từ những tác phẩm dang dở của Kafka như Vụ án, Lâu đài… Trường Hợp Số 7diễn ra trong bối cảnh một xã hội hiện đại kết hợp giữa mơ và thực, giữa hiện thực và siêu thực, trong một thế giới nơi tất cả những nhân vật xuất hiện đều không có danh tính. Câu chuyện bắt đầu khi nhân vật chính nhận điều tra vụ mất tích bí ẩn của “Trường hợp số 7” - nhân viên một tập đoàn bảo hiểm - cũng là người duy nhất có tên trong câu chuyện này. Trong quá trình điều tra, anh đã dần phát hiện ra sự tồn tại của một thế lực khổng lồ mà vô hình, đang thao túng thực tại quanh anh.
Mượn thể loại trinh thám để nói lên một hiện tượng của xã hội hậu hiện đại, khi cá thể bị những bộ máy mang tính tập thể và toàn thể theo dõi, kiểm soát và thao túng. Sự thao túng được thể hiện bằng quyền lực của “tập đoàn”, một tổ chức mà bề ngoài là tập đoàn bảo hiểm, nhưng lại có những mưu đồ và sức mạnh không thể lý giải cũng như tiếp cận được. “Tập đoàn” hiện diện ở khắp mọi nơi, trong mọi ngõ ngách, từ hiện thực đến cả giấc mơ, khiến nhân vật chính hoàn toàn lạc lối và dần dần không còn nắm bắt được danh tính của mình nữa. Trước nguy cơ bị biến thành một phần vô cảm của bộ máy, nhân vật chính phải tìm cách đấu tranh để giữ lại ý chí tự do của mình.
Trường Hợp Số 7đã dùng sự siêu thực để khám phá những chiều kích vô hình của thế giới, khắc họa một xã hội mà con người bị theo dõi, kiểm soát và thao túng bởi các hệ thống do những tập đoàn lớn điều hành. Dưới sự điều khiển vô hình ấy, các cá thể bị biến thành những dữ kiện và con số, được tổng hợp để dự đoán hành vi, nhằm tối ưu lợi nhuận. Con người mất đi danh tính, quyền lựa chọn, ý chí tự do lúc nào không biết, trở thành một bánh răng vô hồn thúc đẩy cỗ máy vận hành.
Trường Hợp Số 7 vừa là một dự báo, vừa là lời cảnh tỉnh thực tế về hiện trạng xã hội, tất cả được nhào trộn dưới hình thức một tác phẩm trinh thám siêu thực, cân bằng giữa tính giải trí và những gợi ý triết học.
Đỗ Quang Vinhlà một tác giả trẻ tiềm năng đã có nhiều tác phẩm ghi được dấu ấn cá nhân trên văn đàn, tiêu biểu như: Biến mất (tiểu thuyết, Nxb. Văn học, 2014); Vết cắt, vùng mơ (truyện dài, Nxb. Lao động, 2013); Thờ ơ (thơ, in chung, Nxb. Hội Nhà văn, 2021); Mèo (tập truyện ngắn, Nxb. Văn hóa thông tin, 2012). Ngoài ra còn có các truyện ngắn và thơ khác in trên các tạp chí: Văn nghệ Quân đội, Sông Hương,