Bản Đồ Làm Cha Mẹ - TS. Shefali Tsabary

159.200₫ 199.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 300 sản phẩm

Tác giả: TS. Shefali Tsabary

Dịch giả: Ngô Loan

Ngày xuất bản: 11 - 2024

Kích thước: 15.5 x 24 cm

Nhà xuất bản: NXB Công Thương

Hình thức bìa: Bìa mềm

Bản Đồ Làm Cha Mẹ - TS. Shefali Tsabary

Mong rằng cuốn sách này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh đối với tất cả các bậc cha mẹ, để chúng ta nhận ra rằng con cái không bao giờ là tài sản sở hữu, cũng không phải để kiểm soát, quản lý, nhào nặn hoặc chế tác.

Các con hiện diện trong cuộc đời ta vì một lý do duy nhất: Để khơi nguồn cho những thay đổi tiềm tàng và sâu sắc bên trong ta. Mong rằng tất cả chúng ta đều nghe thấy hồi chuông này, để giải phóng các con - sống đúng với chính mình.

“Tôi đã giúp đỡ các bậc phụ huynh suốt 25 năm qua, đã kề vai sát cánh cùng họ vượt qua bao sóng gió thăng trầm. Và qua tất cả những chuyện đó, tôi đã trở nên khiêm nhường trước mối quan hệ có một không hai, mối quan hệ bao trùm mọi phương diện cuôc sống mà ai cũng đã từng biết đến này. Là một chuyên gia và cũng là một người mẹ, tôi đã phát triển một phương pháp rất cụ thể để giúp chữa lành cho các bậc cha mẹ và con cái: đó là làm cha mẹ tỉnh thức. Cuốn sách đầu tiên của tôi về chủ đề này, Làm cha mẹ tỉnh thức, được xuất bản vào năm 2010. Cuốn sách ấy đã trở thành tác phẩm bán chạy trên New York Times, được Đức Đạt Lai Lạt Ma viết lời tựa, được tác giả Eckhart Tolle giới thiệu, và được Oprah Winfrey khen ngợi là mang tính cách mạng. Kể từ đó, tôi đã viết ba cuốn sách bán chạy khác về hành trình làm cha mẹ. Có thể bạn băn khoăn thế cuốn sách này thì có gì khác biệt. Câu trả lời là: Nếu những cuốn sách của tôi trước đây giới thiệu làm cha mẹ tỉnh thức là gì? và tại sao? thì cuốn sách này chính là câu trả lời cho câu hỏi làm như thế nào?. Tôi rất hay được yêu cầu cung cấp cho các bậc phụ huynh một tấm bản đồ để họ có thể đi theo từng bước tiến tới mục tiêu chuyển hóa mối quan hệ giữa họ với con cái. Vậy nên, chính là nó đây - tấm bản đồ mà những người làm cha làm mẹ vẫn hằng trông ngóng”. - Tiến sĩ Shefali Tsabary

Trích đoạn sách Bản Đồ Làm Cha Mẹ

Là một người mẹ, thời khắc thức tỉnh sâu sắc nhất của tôi là khi tôi ngộ ra rằng mô hình làm cha mẹ thời hiện đại dựa trên cái tôi. Khoảnh khắc giác ngộ đó vô cùng bất ngờ. Trước đó, tôi tin rằng chúng ta nuôi dạy con cái xuất phát từ lòng vị tha. Trong khi bản thân việc làm cha mẹ có thể là một hành động vị tha, nhưng cách làm của ta lại thường xuyên bắt nguồn từ sự ích kỉ. Khi ý thức được điều này, hết thảy mọi thứ đều thay đổi đối với tôi. Sau thời khắc đó, toàn bộ lớp vỏ bọc của việc làm cha mẹ bị phá vỡ. Tôi không chỉ nhìn thấy cái tôi của mình khi làm cha mẹ, mà còn thấy cái tôi ở các bậc phụ huynh khác. Tôi muốn hét lên hết cỡ rằng: “Bạn có nhìn thấy cái tôi của bạn không? Tôi nhìn thấy! Đây là cái tôi của bạn! Đây cũng là cái tôi của bạn!”. Nhưng không ai thực sự chú ý. Tôi cảm thấy như thể mình đang độc thoại với gió.

Sau đó, tôi trải qua một giai đoạn căng thẳng với cảm giác hoàn toàn lạc lõng - như thể đang lênh đênh trôi dạt với nhận thức mới mẻ này và nhìn những người tôi biết, kể cả bản thân mình, bằng đôi mắt hoàn toàn khác. Tôi là ai? Những người mà tôi từng nghĩ mình biết kia thực sự là ai? Không một ai và không một cái gì giống như trước được nữa. Nhìn đâu tôi cũng thấy cái tôi, cái tôi, cái tôi. Quả thực là một trải nghiệm hết sức lạ lùng!

Tôi gọi đây là “Vùng đất không người”. Đây là nơi bạn cảm thấy như thể mình đã chết. Bạn thấy đấy, xét trên một phương diện thì đúng là chúng ta đã chết tại thời điểm này; cái tôi của ta đã chết. Khi chúng ta đến được nơi đây, hết thảy mọi thứ đều không còn giống với trước đây. Như thể chúng ta là người ngoài hành tinh đang sống trên hành tinh lạ lùng nhất.

Thế nhưng, hành trình ấy không dừng lại tại đây. Nhận thức này áp dụng với tất cả mọi thứ xung quanh ta. Tôi nhìn thấy cái tôi không chỉ trong bản thân mình và những người thân yêu, mà cả trong các thể chế và quy trình xung quanh mình: trường học, chính trị, công ty - hết thảy mọi thứ. Và tất nhiên, nhìn thấy càng nhiều cái tôi tức là nhìn thấy càng nhiều đau khổ. Trải nghiệm này thật khó hiểu vì một mặt, những cái tôi trắng trợn ấy đã khiến tôi khó chịu, và mặt khác nỗi đau đằng sau chúng khiến trái tim tôi rộng mở. Khi tôi buông bỏ cơn giận và sự ghê tởm đối với cái tôi vô độ của mình, tôi có thể tập trung vào những vết thương đằng sau những chiếc mặt nạ. Lòng trắc ẩn của tôi đối với nhân loại tăng lên gấp bội, mong muốn hành động của tôi cũng vậy. Đó chính là lý do tôi làm công việc của mình và viết những cuốn sách giống như cuốn này. Niềm đam mê mãnh liệt của tôi lúc này là giúp người khác thức tỉnh và xé bỏ tấm màn che phủ sự vô minh và vô thức của họ.

zalo