“Có những nỗi buồn kiếp này sẽ nhanh chóng quên lãng, kiếp sau mới hiểu.”
Bi thương hơn dấu chấm là tuyển tập câu chuyện về sự sống và cái chết do người tiếp nhận thi hài làm việc ở nhà tang lễ ghi lại, ghi chép cảnh tượng đau long mà mỗi người chúng ta, mỗi gia đình từng đối diện, đang đối diện hoặc rồi sẽ đối diện: người chí than không từ mà biệt, cụ già đãng trí mãi không đợi được con cái, nỗi sợ của người bệnh giai đoạn cuối, nỗi đau mất con ở tuổi trung niên…
Ở cuốn sách này, tác giả muốn nhấn mạnh cho độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ thông điệp rằng: Sau những câu chuyện tàn khốc mà bi thương ấy, chúng ta nên sống thế nào cho phải? Chúng ta mãi mãi không biết cái chết và tai nạn sẽ đột ngột ập đến lúc nào, nhưng trước đó, chúng ta có thể học làm một người dễ thỏa mãn, học sở hữu trí tuệ hóa vô thường thành lời từ biệt đẹp đẽ nhất, vì mỗi ngày được sống đều vô cùng quý giá.
Cuốn sách về sự sống và cái chết khiến người ta sợ đọc, hễ đọc là không cầm được bi thương, càng đọc càng không nỡ bỏ xuống. Mong rằng bạn có thể hóa vô thường thành lời từ biệt đẹp nhất.
Về tác giả:
Đại Sư Huynh là nhà văn quốc dân ở Đài Loan. Các tác phẩm của anh luôn đứng đầu bảng xếp hạng sách bán chạy tại các nhà sách lớn.
Bi thương hơn dấu chấm đã bán được hơn 50.000 bản ở Đài Loan và cũng được bán bản quyền sang tiếng Trung giản thể.
Trích đoạn sách:
1. “Trong một bài hát mà tôi đã viết cách đây nhiều năm có hai câu: “Cô đơn chỉ là một dấu chấm. Làm nên một vòng tròn chỉ có riêng mình tôi.” Khi ấy, tôi đang viết lời cho bài hát mới, tưởng rằng mình đã hiểu được hết nỗi cô đơn của cuộc đời, nhưng đâu đã trải nghiệm được sự cô đơn đó. Tôi không thể hết lòng quan tâm, thông cảm được với người khác – đặc biệt là người lạ. Cuốn sách này của Đại Sư Huynh vừa hay xuất phát từ những tình cảm quý báu hiếm có ấy.” – Trương Đại Xuân nhiệt liệt giới thiệu.
2. “Viết lách cũng làm thay đổi một số điều trong cuộc đời. Bắt đầu có người nói với tôi:
“Phải tiết kiệm tiền.”
“Phải tập luyện đi.”
“Phải sống khỏe mạnh.”
“Phải dư dả hơn.”
“Phải tiến bộ.”
“Phải…”
Tôi thường thấy rất lạ, khi bạn không có gì thì người khác cũng chẳng yêu cầu gì ở bạn, Nhưng khi bạn leo cao hơn một chút, người khác lại nghĩ bạn cần phải thay đổi. Nhưng sau khi thay đổi thì liệu tôi có còn là tôi không? Có thực sự sai không khi cảm thấy vui vì được làm tổ trong nhà? Cuộc sống này thật sự cần phải cố gắng nỗ lực thì mới được coi là hoàn hảo à? Và thứ mà tôi đang theo đuổi trong cuộc đời này là hạnh phúc của riêng mình hay là sự kỳ vọng của người khác?”
3. “Đôi khi, không có tiền thật sự rất đáng sợ. Nó có thể khiến bố không còn là bố, mẹ không còn là mẹ. Liệu có một ngày nào đó tôi không dám nhận người nhà chỉ vì không có tiền không?”