Ngay từ khi trở thành một phân ngành độc lập của khoa học tâm lí, tâm lí học xã hội đã là một khoa học thực nghiệm. Trong các nghiên cứu tâm lí học xã hội không thể không quan tâm tới khía cạnh thực nghiệm. Trong hơn một thế kỷ qua, đã có nhiều thực nghiệm trong tâm lí học xã hội được tiến hành. Những thực nghiệm này không chỉ góp phần xây dựng cơ sở lí luận cho tâm lí học xã hội, mà còn giải quyết những vấn đề tâm lí nảy sinh trong đời sống xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhau. Cuốn sách Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội của GS.TS. Trần Thị Minh Đức trình bày một cách hệ thống và khá phong phú, đa dạng các thực nghiệm tâm lí học xã hội suốt từ đầu thế kỷ XX đến những thập kỷ cuối của thế kỷ này.
Nội dung cuốn sách bao gồm: Chương I - Cái tôi và quá trình xã hội hóa cá nhân Chương II - Liên hệ xã hội Chương III - Tri giác xã hội Chương IV - Giao tiếp xã hội Chương V - Ảnh hưởng xã hộiChương VI - Định kiến xã hội Chương VII - Hành vi gây hấn Chương VIII - Nhóm xã hội Chương IX - Các kỹ thuật tạo bẫy nhằm thay đổi thái độ và hành vi Chương X - Phụ lục