Combo (2 Cuốn Sách) Hành Lang Hẹp - Nhà Nước, Xã Hội Và Vận Mệnh Của Tự Do - Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại (Daron Acemoglu, James A. Robinson)

565.600₫ 707.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 200 sản phẩm

Combo (2 Cuốn Sách) Hành Lang Hẹp - Nhà Nước, Xã Hội Và Vận Mệnh Của Tự Do - Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại (Daron Acemoglu, James A. Robinson)

1. Hành Lang Hẹp - Nhà Nước, Xã Hội Và Vận Mệnh Của Tự Do

Tác giả: Daron Acemoglu, James A. Robinson

Dịch giả: Trần Thị Kim Chi

Ngày xuất bản: 01 - 2025

Kích thước: 15.5 x 23 cm

Nhà xuất bản: NXB Trẻ

Hình thức bìa: Bìa mềm

Số trang: 768

Giới thiệu sách Hành Lang Hẹp - Nhà Nước, Xã Hội Và Vận Mệnh Của Tự Do

"Hành lang hẹp" dựng lên cục diện bao quát giúp trả lời câu hỏi tại sao tự do nở rộ ở những quốc gia này trong khi tình trạng vô chính phủ hoặc độc tài chuyên chế lại bao trùm ở nhiều nước khác - và giải thích cách thức để tự do có thể tiếp tục phát triển bất chấp các mối đe dọa mới.

Trong "Hành lang hẹp", hai tác giả xây dựng một lý thuyết mới về tự do và cách đạt được tự do, rút ra vô số bằng chứng từ các vấn đề thời sự lẫn những dòng chảy phân kỳ của lịch sử thế giới.

Tự do không hề là trật tự “tự nhiên” của vạn vật. Hầu như ở bất cứ nơi đâu vào bất kể thời nào, kẻ mạnh vẫn thống trị kẻ yếu, và tự do của con người bị tiêu tan trong bạo lực hoặc bởi phong tục tập quán lâu đời hay những chuẩn mực cứng nhắc. Nhà nước hoặc quá yếu không thể bảo vệ người dân thoát khỏi những mối đe dọa này, hoặc quá mạnh khiến người dân không thể tự bảo vệ mình trước sự chuyên quyền. Tự do chỉ xuất hiện trong thế cân bằng mong manh và bấp bênh giữa nhà nước và xã hội.

Truyền thuyết phương Tây cho rằng tự do chính trị là một cấu trúc ổn định, đạt được nhờ quá trình “khai sáng”. Các tác giả lập luận rằng quan điểm tĩnh này là ảo tưởng. Trên thực tế, hành lang dẫn đến tự do rất hẹp và chỉ mở ra thông qua cuộc đấu tranh triệt để và không ngừng nghỉ giữa nhà nước và xã hội: Các tác giả xem xét Phong trào Dân quyền Hoa Kỳ, lịch sử sơ khai và gần đây của châu Âu, nền văn minh Zapotec vào khoảng năm 500 trước Công nguyên, cũng như những nỗ lực của Lagos nhằm nhổ tận gốc nạn tham nhũng và thiết lập trách nhiệm giải trình của chính phủ để minh họa việc cần làm để bước vào và ở lại trong hành lang dẫn đến tự do. Nhưng họ cũng xem xét lịch sử nhà nước phong kiến Trung Quốc, chủ nghĩa thực dân ở Thái Bình Dương, hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ, cái lồng quy tắc ngột ngạt của Ảrập Saudi và “Leviathan bù nhìn” của nhiều quốc gia Mỹ Latinh và châu Phi để chỉ ra các quốc gia có thể trượt ra khỏi hành lang dẫn đến tự do như thế nào, đồng thời giải thích những vòng lặp quay lại như cũ khiến cho việc đạt được tự do trở nên khó khăn hơn.

Ngày nay chúng ta đang ở giữa thời kỳ bất ổn nghiêm trọng. Mối đe dọa sắp xảy ra không phải “chỉ là” mất tự do chính trị, cho dù bản thân điều đó đã là nghiệt ngã; mà còn tiêu tan sự thịnh vượng và an toàn vốn phụ thuộc rất nhiều vào tự do. Đi ngược hành lang dẫn đến tự do là bước vào con đường dẫn tới lụi tàn.

2. Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại 

Tác giả: Daron Acemoglu, James A. Robinson

Dịch giả: Trần Thị Kim Chi, Hoàng Thạch Quân

Ngày xuất bản: 11 - 2024

Kích thước: 15.5 x 23.5 cm

Nhà xuất bản: NXB Trẻ

Hình thức bìa: Bìa mềm

Số trang: 616

Giới thiệu sách Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại

Sử dụng lịch sử Đông-Tây kim-cổ đã diễn ra trên tất cả các châu lục của trái đất này, hai tác giả lập luận rằng những quốc gia thất bại là những đất nước bị cai trị bởi một nhóm quyền thế tập trung, và những nhóm này đã tổ chức xã hội để phục vụ cho quyền lợi riêng của họ trong khi đại đa số quần chúng nhân dân phải trả giá. Thế lực chính trị bị tập trung trong một nhóm nhỏ, được sử dụng để tạo ra tài sản khổng lồ cho những người nắm giữ quyền lực.

Trong khi đó, những nước trở nên giàu có là vì người dân nước đó lật đổ giới quyền thế, những người kiểm soát quyền lực, và tạo ra một xã hội trong đó các quyền chính trị được phân phối rộng rãi, trong đó chính phủ có trách nhiệm giải trình và phải đáp ứng trước công dân, và trong đó đại đa số quần chúng có thể tranh thủ các cơ hội kinh tế.

 

zalo