Tôi vẫn luôn cho rằng bản thân là người “không có tài năng”.
Bởi dù làm gì thì tôi cũng không thể nghiêm túc duy trì được lâu dài. Và dù là chơi thể thao hay học tập, tôi cũng chưa khi nào đạt được những thành tích đáng kể. Nhưng sau khi tìm hiểu về thói quen, tôi đã thay đổi suy nghĩ. Hiện tại, với tôi, việc có tài năng hay không đã không còn quan trọng.
Bởi tài năng không phải là thứ “được ban tặng” mà là thứ “được tạo ra” từ kết quả của việc duy trì các thói quen.
Tôi rất thích nhà văn Sakaguchi Kyohei. Trong những cuốn tiểu thuyết của mình, anh ấy sử dụng những từ ngữ hoàn toàn khác với các nhà văn khác. Anh ấy biết chơi guitar, đàn những bản nhạc khiến bao người rung động, và còn biết vẽ những bức tranh độc đáo. Gần đây, anh ấy còn đóng bàn ghế, đan lát đồ dùng. Anh ấy quả thực là một người tài năng. Nhưng khi Sakaguchi Kyohei mới bắt đầu hoạt động, chính bố anh đã nói rằng: “Nếu không có tài năng thì không trở thành nhà văn được đâu”, và ngay cả em trai anh cũng từng nói: “Anh có thành công thì cũng chỉ là mèo mù vớ cá rán mà thôi!”...
Nhưng Sakaguchi vẫn luôn nói rằng: “Quan trọng không phải là tài năng mà là tính kiên trì.” Dù là những người đang đứng ở vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực như thể thao, nghệ thuật, như Ichiro hay Murakami Haruki thì họ cũng không tự nhận mình là thiên tài.
Trong khi đó, chúng ta lại luôn bị mê hoặc trước những truyền thuyết về các thiên tài. Ví dụ, trong bộ truyện tranh Dragon Ball, tài năng của các nhân vật luôn được đánh thức khi họ tức giận, hay Slam Dunk với nhân vật chính vốn chỉ biết đánh nhau thì lại được phát hiện khả năng bật nhảy, hay như bộ phim điện ảnh Hollywood The Matrix kể về người được chọn sẽ đột nhiên thức tỉnh năng lực của bản thân.
Càng trải nghiệm, bạn sẽ càng nhận ra rằng tài năng thực tế không giống với những câu chuyện hấp dẫn đó. Những người được coi là thiên tài đều phải nỗ lực hết mình. Có một câu danh ngôn như sau:
"Thiên tài chẳng qua là sức mạnh của quá trình nỗ lực không ngừng." – Elbert Hubbard
Như vậy, có lẽ thiên tài chính là người luôn kiên trì, nỗ lực. Từ đây, tôi lại suy nghĩ: Vậy, mỗi chúng ta có tồn tại “khả năng duy trì nỗ lực” không?
Tôi cho rằng hiện tại, mọi người đang hiểu sai cũng như dùng sai hai từ “tài năng” và “nỗ lực”. Tài năng không phải là thứ sinh ra đã có, được ông trời ban cho, và nỗ lực cũng không phải là những đau khổ mà chúng ta phải nếm trải. Trong cuốn sách này, tôi muốn cùng bạn làm rõ hai từ đó thông qua việc tìm hiểu chủ đề “thói quen”. Đồng thời, tôi cũng muốn đem tài năng và nỗ lực quay về với những người bình thường nhất. Hai yếu tố tài năng và nỗ lực không phải chỉ có ở một nhóm người mà được hình thành dựa vào bản thân mỗi người chúng ta.
Lối sống tối giản là cách sống cắt giảm vật dụng xuống còn mức tối thiểu. Và cùng với cuộc sống ít đồ đạc, ta có thể để tâm nhiều hơn tới hạnh phúc, đó chính là chủ đề của cuốn sách này.
Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản.
Những người sống tối giản luôn cảm thấy vui vẻ, mới lạ mỗi ngày. Cái cảm giác này, tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được, dù bạn có phải là một người sống tối giản hay không, bởi bất cứ ai.