Combo (2 Cuốn sách) Hồi Âm Từ Phương Nam - Ước Vọng Cho Học Đường (Những Bài Viết Về Giáo Dục) - Huỳnh Như Phương
1. Ước Vọng Cho Học Đường (Những Bài Viết Về Giáo Dục)
GS. Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học, đồng thời là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học. Với tư cách một nhà giáo dạy văn, ông luôn ưu tư về nền giáo dục nước nhà, không ngừng trăn trở về văn học và nghề dạy học của bản thân. Trong hơn 40 năm làm việc, tác giả đã viết nhiều bài báo nhằm đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng dạy và học.
“Ước vọng cho học đường” chọn lựa và tập hợp 20 bài trong hơn 100 bài viết về giáo dục của tác giả đã được đăng trên các báo và tạp chí hơn 40 năm qua. GS. Huỳnh Như Phương chủ ý chọn ra những bài viết khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XXI để cuốn sách còn giữ được tính thời sự, như vấn đề đổi mới đại học, cải cách chương trình giáo dục phổ thông, biên soạn sách giáo khoa, tăng học phí ở bậc trung học, v.v. – những vấn đề hiện nay vẫn còn “nóng”. Bằng lối viết điềm tĩnh nhưng sáng rõ, các bài viết bóc tách từng lớp sự kiệnđể tìm ra gốc rễ và kiến nghị giải pháp. Như tên gọi, cuốn sách là ước vọng của một nhà giáo luôn nặng tình với giáo dục.
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả cuốn sách “Ước vọng cho học đường”.
2. Hồi Âm Từ Phương Nam
Tuyển tập các tiểu luận phê bình văn học & nghệ thuật của nhà phê bình, giáo sư Huỳnh Như Phương.
Mục lục sách Hồi Âm Từ Phương Nam
Nơi cư trú của tình yêu
Thơ ca – nơi cư trú của tình yêu
Xuân Tâm – người mơ tưởng trong chiều
Nguyễn Vỹ – cảm quan xã hội và thể nghiệm nghệ thuật
Bài tưởng niệm Ngô Kha
Diễm Châu – dịch giả và nhà thơ
Tường Linh – một đời thơ gửi lại
Thơ Đông Trình – men của một thời
Ý Nhi và những bến bờ của sáng tạo
Thơ buổi giao mùa
Tiếng gọi của đồng bằng
Người đã xa xăm
Thơ giữa hôm qua và hôm sau
“Hòa âm điền dã” trong thơ
Chút hương ngày cũ
Tiếng thơ nữ ở một trường đại học
Đặng Tiến và thế giới của thơ
Giữ Thơm Quê Mẹ – mỗi số báo là một đêm rằm
Trong người có ta
Thiền sư Thích Nhất Hạnh – biểu tượng của đối thoại và hòa giải
Nguyễn Văn Trung – người ưu tư với văn hóa dân tộc