Combo (2 Cuốn Sách) Tín Ngưỡng Lễ Hội Cổ Truyền Việt Nam - Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương Ở Việt Nam - GS. TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm, GS. TS Ngô Đức Thịnh

290.000₫ 363.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 99 sản phẩm

Tác giả: GS. TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm, GS. TS Ngô Đức Thịnh

Hình thức bìa: Bìa mềm

Nhà xuất bản: NXB Tri Thức, Sự Thật

Combo (2 Cuốn Sách) Tín Ngưỡng Lễ Hội Cổ Truyền Việt Nam - Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương Ở Việt Nam - GS. TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm, GS. TS Ngô Đức Thịnh

1. Tín Ngưỡng Lễ Hội Cổ Truyền Việt Nam - Ngô Đức Thịnh

Tác giả: GS. TS Ngô Đức Thịnh

Nhà xuất bản: Tri Thức

Bìa mềm

Tôn giáo tín ngưỡng cũng như nhiều hiện tượng khác, đều là sản phẩm của một xã hội, phản ánh nhận thức xã hội. Do tính đặc thù của nó, tôn giáo tín ngưỡng không chỉ là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần, mà còn là bộ phận hữu cơ gắn bó mật thiết với sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Do vậy, các nhà nghiên cứu văn hóa, nhất là văn hóa dân gian không thể không từ góc độ đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng để có thể tiếp cận văn hóa dân tộc một cách sâu sắc hơn.

Trong công trình này, ngoài một số quan điểm lý luận và phương pháp liên quan tới tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, các tác giả đi vào nghiên cứu một số tín ngưỡng dân gian cụ thể, như thờ cúng Tổ tiên của các gia tộc, dòng họ và sự phóng đại của nó trên bình diện quốc gia - dân tộc là thờ cúng Quốc tổ Hùng Vương. Đây là một hình thức tín ngưỡng nhằm thắt chặt quan hệ huyết thống của gia đình và dòng họ, phổ biến rộng khắp ở người Kinh và một số dân tộc thiểu số.

Cũng trong công trình nghiên cứu này, các tác giả còn đề cập tới khái niệm văn hóa tôn giáo tín ngưỡng biểu hiện trên các hình thức khác nhau của sinh hoạt tâm linh của cộng đồng, như nhạc lễ, hát thờ, múa thiêng, tranh thờ, giáng bút, diễn xướng nghi lễ, lễ hội... Giúp bạn đọc thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các hình thức nghệ thuật tín ngưỡng và nghệ thuật đời thường.

Tuy chưa phải là cuốn sách chuyên khảo về tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, nhưng qua các bài nghiên cứu được tập hợp trong cuốn sách cũng giúp cho người đọc có một cái nhìn khái quát hơn về tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam.

Từ sau Đổi mới (năm 1986) đến nay, đời sống tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân trỗi dậy mạnh mẽ cùng với nhận thức của xã hội cũng có sự thay đổi khá cơ bản về tôn giáo tín ngưỡng. Nhờ tính đặc thù của nó nên tôn giáo tín ngưỡng không chỉ là bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần, mà còn là bộ phận hữu cơ gắn bó mật thiết với sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nội dung sách là tập hợp các bài nghiên cứu về tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng của các tác giả với cách tiếp cận không thuần túy là tôn giáo học, mà chủ yếu là tiếp cận văn hóa học, với ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng là hạt nhân đã tích hợp các sinh hoạt văn hóa dân gian, tạo nên một tổng thể tín ngưỡng - văn hóa hay văn hóa - tín ngưỡng.

Với 13 chương, ngoài một số quan điểm lý luận và phương pháp liên quan đến tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, nội dung sách đề cập đến một số tín ngưỡng dân gian cụ thể, như: thờ cúng Tổ tiên (gia tộc, dòng họ, quốc gia, tô tem giáo); thờ Thành hoàng làng và hội đình, điển hình cho sự gắn kết cộng đồng láng giềng làng xã; tín ngưỡng thờ Thần (đạo thờ Thần), kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa giữa các tín ngưỡng bản địa và những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, như các dòng Đạo Nội, Đạo Mẫu, Đức Thánh Trần, Tứ bất tử (Đức Thánh Tản, Chử Đồng Tử, Đức Thánh Gióng, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh) và thờ các anh hùng dân tộc khác; tín ngưỡng nghề nghiệp như các nghi lễ, phong tục liên quan đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp (nghi lễ phồn thực, Tứ pháp, thần Nông,…), ngư nghiệp (thờ Cá Ông, thờ Cô bác), Tổ sư các nghề và làng nghề thủ công truyền thống.

2. Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương Ở Việt Nam - GS. TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm

Tác giả: Tạ Ngọc Tấn, Vũ Trọng Lâm

Hình thức: Bìa mềm, 16 x 24 cm

Nhà xuất bản: NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật

Xuyên suốt dòng chảy của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Chính vì những giá trị đó, ngày 6-12-2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Cuốn sách “Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương Ở Việt Nam” gồm hai phần: “Lịch sử và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”; “Bảo tồn và phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hiện nay”.

Cuốn sách nhằm góp phần truyền bá Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tới bạn bè quốc tế; đánh giá rõ thêm các di tích Đền thờ Vua Hùng trên phạm vi cả nước để có kế hoạch trùng tu, tôn tạo nơi thờ tự cho trang nghiêm và xứng tầm; sưu tầm, chuẩn hóa điển tích, trình tự nghi lễ thờ cúng Hùng Vương để tạo sự thống nhất trong cả nước; xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của nhân loại với trường hợp Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.

zalo