Combo (3 Cuốn Sách) Hỏi Và Đáp Và Địa Lý Sài Gòn Gia Định - Chế Độ ...
Còn hàng
Combo (3 Cuốn Sách) Hỏi Và Đáp Và Địa Lý Sài Gòn Gia Định - Chế Độ Công Điền Công Thổ Trong Lịch Sử Khẩn Hoang Lập Ấp Ở Nam Kỳ Lục Tỉnh - Lược Sử Sài Gòn Từ Thế Kỷ XVII Đến Khi Pháp Xâm Chiếm (1859) Nguyễn Đình Đầu
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có nhiều công trình kiến trúc, di tích phong phú. Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, là trung tâm kinh tế và nơi hội tụ của nhiều dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng. Đặc trưng văn hóa của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống Việt Nam với nét văn hóa Đông - Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn vừa chất phác, giản dị vừa phóng khoáng... Văn hóa truyền thống phải tìm được những hình thức tồn tại mới, mặt khác, việc cung cấp thông tin về lịch sử, địa lý xưa cũng là cách giúp chúng ta hiểu thêm về thành phố, từ đó có ứng xử đúng đắn và hữu hiệu hơn.
Nhằm mục đích này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu biên soạn tác phẩm Hỏi và đáp về địa lý Sài Gòn - Gia Định, bằng hình thức các câu hỏi và đáp giới thiệu tổng quan về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế, địa lý lịch sử chính trị - hành chính - kinh tế - xã hội và địa lý lịch sử - nhân văn của địa bàn thành phố từ thế kỷ XVII đến năm 1975.
"Chế độ công điền, công thổ trong lịch sử khẩn hoang Nam kỳ Lục tỉnh" của học giả Nguyễn Đình Đầu là công trình nghiên cứu quá trình khẩn hoang lập ấp và chế độ công điền công thổ của Nam kỳ Lục tỉnh từ cuối thế kỷ XVI khi lưu dân người Việt bắt đầu công cuộc khai phá vùng đất này, cho đến khi Thực dân Pháp xâm chiếm vào năm 1860.
Tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu trong quá trình nghiên cứu: tư liệu trong thư tịch Hán Nôm, tư liệu khảo sát của người Pháp khi mới chiếp Nam kỳ.
Nhận xét dành cho cuốn sách Chế Độ Công Điền Công Thổ Trong Lịch Sử Khẩn Hoang Lập Ấp Ở Nam Kỳ Lục Tỉnh
“Cuốn sách thực sự là một công trình nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc về quá trình khẩn hoang lập ấp và chế độ công điền công thổ của Nam kỳ Lục tỉnh từ cuối thế kỷ XVI khi lưu dân người Việt bắt đầu vào khai phá, cho đến năm 1860 khi thực dân Pháp xâm chiếm vùng đất này” - Giáo sư PHAN HUY LÊ
"Lược sử Sài Gòn từ thế kỷ XVII đến khi Pháp xâm chiếm (1859)" của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, là công trình nghiên cứu công phu về lịch sử thành phố này kể từ lúc còn là vùng đất hoang sơ cho đến khi những lưu dân Việt đầu tiên từ miền ngoài vào sinh sống, chung đụng với các tộc người khác, kể từ đó, qua bao thăng trầm chính trị, sự giao thương với nước ngoài với tư cách là cửa ngõ quan trọng của cả một vùng trù phú, Sài Gòn trở nên trung tâm đô hội rực rỡ, liên tục phát triển cho dù có phen bị chính sách của triều đình nhà Nguyễn làm cho lu mờ chỉ vì nó không phải đất kinh kỳ. Không chỉ có các sự kiện lịch sử hấp dẫn, cuốn sách còn chứa đựng những thông tin thú vị về sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người, về cách mà Sài Gòn vững vàng phát triển khi đứng giữa các thế lực đối nghịch, kể cả âm mưu thôn tính của ngoại bang.