Có thể nói rằng chúng ta tiếp thu với trí thông minh của ta, trẻ thơ hấp thụ với chính sự sống tinh thần của trẻ. Trẻ thơ học nói ngôn ngữ mẹ đẻ đơn thuần bằng cách tiếp tục cuộc sống của mình. Điều này giống như một phản ứng hóa học tinh thần đang diễn ra bên trong đứa trẻ. Chúng ta là bình chứa, các ấn tượng được rót vào, chúng ta nhớ và giữ chúng lại trong đầu, nhưng chúng ta vẫn cách biệt khỏi các ấn tượng của chúng ta, tựa như nước vẫn tách biệt khỏi ly thủy tinh. Trẻ em trải qua một sự biến đổi. Ấn tượng không những thấm vào đầu trẻ mà còn tạo thành trí óc của trẻ. Trẻ em trở thành hiện thân của các ấn tượng đã tiếp thu. Đứa trẻ biến những gì có sẵn trong môi trường xung quanh thành chính cái “da thịt tinh thần” của bản thân. Chúng tôi gọi cái loại tâm trí đó của trẻ thơ là Tâm trí thấm hút.
Quyển sách Tâm trí thấm hút được dựa trên các bài giảng mà bác sĩ Maria Montessori đã trình bày ở Ahmedabad, trong khóa huấn luyện đầu tiên sau khi bà bị quản thúc tại Ấn Độ cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Trong đó, bà phô bày các năng lực trí tuệ độc đáo – các năng lực khiến cho trẻ có khả năng kiến tạo và thiết lập một cách vững chắc tất cả những đặc tính của nhân cách con người chỉ trong vòng vài năm mà không cần tới giáo viên, không cần bất kỳ sự trợ giúp giáo dục thông thường nào. Thành tựu của một sinh linh được sinh ra với những tiềm năng lớn lao nhưng yếu ớt về mặt thể chất và trên thực tế, không có bất kỳ một trải nghiệm đời sống tâm thần nào, một sinh linh có thể được coi là con số không nhưng chỉ sau sáu năm đã vượt trội hơn tất cả các sinh vật khác, thật sự là một trong những bí ẩn lớn nhất của sự sống. Trong quyển sách Tâm trí thấm hút, bác sĩ Montessori không chỉ chiếu rọi ánh sáng của sự thấu thị sâu sắc lên hiện tượng ở thời kỳ sớm nhất nhưng lại là thời kỳ tiên quyết nhất trong đời sống con người, dựa trên sự quan sát tường tận và đánh giá đúng đắn, mà còn chỉ ra trách nhiệm của người lớn đối với nó.
"Bí Ẩn Tuổi Thơ" được xuất bản lần đầu vào năm 1938, nó giúp độc giả biết được những điều bí mật: những bí mật có thể quan sát được bởi người quan sát kiên nhẫn, khách quan, quan tâm và nhân ái. Cuốn sách trình bày các nguyên tắc mấu chốt của triết lí Montessori. Phần đầu của quyển sách đưa ra rất nhiều bằng chứng khoa học và tâm lí cần thiết để đưa trẻ thơ vào vị trí của một nguồn lực được khảo sát và kính trọng. Đối với một sinh linh chỉ được xem là một sự phóng to, Montessori khẩn cầu chúng ta nên tỏ ra “tôn kính bậc thầy của sáng tạo”. Ngày nay, chúng ta vẫn còn vất vả để tìm hiểu tất cả những sự kiện khoa học xung quanh đứa trẻ sơ sinh. Bé thật đẹp đẽ, thật dễ thương, thật ngây thơ, thật mê hoặc đến nỗi chúng ta chóng quên rằng đằng sau dáng vẻ non nớt bên ngoài của nó là một sức mạnh nội tại tương tự nền móng của những đá tảng nguyên khối hay nền tảng của những nền văn minh lớn.
"...Có một phần trong tâm hồn trẻ thơ vẫn luôn ẩn tàng nhưng phải được biết rõ. Với tinh thần hy sinh và lòng nhiệt thành, chúng ta phải đi tìm những kẻ du hành đến những miền đất xa lạ, xẻ núi dời non trong cuộc truy tìm mỏ vàng đang bị giấu kín. Đó là điều mà người lớn phải làm, nếu muốn tìm ra cái nhân tố chưa được biết đến, đang ẩn tàng thật sâu trong tâm hồn trẻ thơ. Đây là một công việc lao động mà tất cả mọi người phải chia sẻ, gánh vác, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, hay địa vị xã hội, bởi vì mục đích của nó là đem đến một nhân tố thiết yếu cho sự tiến bộ về mặt đạo đức của loài người..." - Maria Montessori
Thông tin tác giả Maria Montessori
Maria Montessori Sinh (1870 – 1952) ở Chiaravelle, Italia và mất tại Noordwijk, Hà Lan. Bà là phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp Y khoa, Đại học Roma (1894). Năm 1899, bà bắt đầu nghiên cứu về giáo dục trẻ em, dựa trên một số khái niệm do bác sĩ E. Séguin khởi xướng. Từ năm 1900 đến 1907, bác sĩ Maria Montessori giảng dạy tại khoa Giáo dục nhân học tại Đại học Roma và được bổ nhiệm làm thanh tra các trường học của Nhà nước Italia (1922).
Bà viết sách về lối giáo dục mà bà đã triển khai và thực hiện nhiều khóa huấn luyện giáo viên ở Espaã, Ấn Độ, Anh quốc và Hà Lan. Ngày nay, hệ thống giáo dục do bà sáng lập, Association Montessori Internationale (AMI), để đại diện và giám sát, có mặt tại hơn 100 quốc gia, ở tất cả các châu lục trên thế giới, đã góp phần tạo dựng một nền tảng thiết yếu và đích thực cho sự giáo dục trẻ em nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và tiến bộ cho nhân loại.