Từ khởi đầu là một tập hợp những thuộc địa ít người biết đến nằm ven bờ Đại Tây Dương, nước Mỹ đã trải qua một bước chuyển mình lớn lao để trở thành cái mà nhà phân tích chính trị Ben Wattenberg từng gọi là "quốc gia toàn cầu đầu tiên", một dân số gần 250 triệu người đại diện cho gần như tất cả các quốc tịch và nhóm chủng tộc trên thế giới. Đó cũng là một đất nước mà nhịp độ và phạm vi đổi mới - về kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, dân số và xã hội - diễn ra không ngừng. Nước Mỹ thường là nước báo hiệu sự hiện đại hoá và đổi mới mà nó chắc chắn sẽ lan rộng sang những đất nước và xã hội khác trong một thế giới ngày càng trở nên nối kết và phụ thuộc vào nhau hơn.
Tuy nhiên, nước Mỹ cũng duy trì ý thức về tính liên tục, một loạt những giá trị cốt lõi đã có từ khi hình thành quốc gia này. Chúng bao gồm niềm tin vào tự do cá nhân và chính quyền dân chủ, và một lời cam kết về cơ hội kinh tế và sự tiến bộ cho mọi người. Nhiệm vụ muôn đời của nước Mỹ sẽ là đảm bảo rằng những giá trị của nó về tự do, dân chủ và cơ hội di sản của một lịch sử phong phú và đầy biến động - sẽ được bảo vệ và phát huy khi đất nước, và thế giới, tiến tới ngưỡng cửa của thế kỷ mới.
Nội dung gồm những chương mục sau:
Chương I: Buổi đầu ở Châu Mỹ
Chương II: Thời kỳ lục địa
Chương III: Đường đến độc lập
Chương IV: Việc thành lập một chính phủ Liên Bang
Chương V: Sự mở rộng về phía Tâyvà những khác biệt địa phương
Chương VI: Xung đột địa phương
Chương VII: Tăng trưởng và chuyển hoá
Chương VIII: Bất mãn và cải cách
Chương IX: Chiến tranh, thịnh vưọng và khủng hoảng
Lục đ̣ịa Bắc Mỹ có rất nhiều tôn giáo và tín ngưỡng. Mỗi bộ lạc người Indian trên mảnh đất này trước khi người châu Âu đặt chân đến đều có tín ngưỡng riêng... Sau này, người di cư lại mang theo tôn giáo và tín ngưỡng của mình từ Cựu thế giới đến miền đất mới. Người châu Âu mang đến đạo Do Thái, đạo Thiên Chúa La Mã và đạo Tin Lành. Người châu Phi và châu Á mang đến đạo Hồi, đạo Phật, đạo Hindu cùng nhiều tín ngưỡng khác, góp phần làm cho các tôn giáo và tín ngưỡng mới phát triển và tô điểm thêm bức tranh văn hoá phong phú, đa dạng ở lục địa này.
Đây là công trình nghiên cứu lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng Mỹ kết hợp với lịch sử tôn giáo nói chung. Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ là nơi có nhiều tín ngưỡng cùng tồn tại, nhiều cộng đồng sắc tộc, nhiều đức tin, tập quán thờ phụng và giáo luật đạo đức khác nhau.
Nền văn hoá Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ trên những tác động qua lại phức tạp giữa tính nhất thể và tính đa nguyên của các tôn giáo và tín ngưỡng để tạo nên những nét độc đáo của riêng mình mà không giống bất cứ dân tộc, đất nước nào trên thế giới.
Là “bậc thầy của nghệ thuật kể chuyện lịch sử, David McCullough sinh năm 1933 tại Pittsburgh, bang Pennsylvania. Ông đã bắt đầu diễn thuyết cách đây ít nhất 50 năm và vẫn đang tiếp tục hành trình của mình trên khắp 50 tiểu bang nước Mỹ. Những tựa sách xuất bản mang về cho ông cả một gia tài giải thưởng, trong đó nổi bật nhất là Pulitzer (Truman – 1993, John Adams – 2002) và National Book Awards (The Path Between the Seas – 1978, Mornings on Horseback – 1982).
Mười lăm bài trong Tinh Thần Mỹ được David McCullough tinh tuyển từ kho tàng diễn văn suốt nhiều năm qua của ông ở Quốc hội, Nhà Trắng và tại các trường đại học khắp các tiểu bang Hoa Kỳ. Qua đó, ông nhắc nhở tầm quan trọng của lịch sử và khơi gợi những ước vọng cao đẹp, giúp củng cố niềm tin vào các giá trị vững bền – niềm tin vào sức sống, năng lực sáng tạo, đặc biệt là sự tử tế luôn hiện hữu trong tim mỗi cá nhân, và ở mọi nỗ lực chung tay của cộng đồng nhằm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.