Được viết rải rác trong quãng thời gian mười năm, tác phẩm mô tả cuộc đời và tác phẩm của ba đại văn hào: Balzac, Dickens và Dostoevsky – các tiểu thuyết gia vĩ đại khắc họa lên thế gian này. Stefan Zweig coi bọn họ là những kiệt tác gia tột bậc của thế kỷ mười chín. Tiểu thuyết gia trên phương diện đề cao đó, phải được trời phú cho tài năng bách khoa, người nghệ sỹ vạn năng có thể gây dựng nên vũ trụ để đưa những con người mà ông ta nhào nặn vào, ban cho nó luật hấp dẫn mà chỉ áp dụng với mình nó, và cả khung trời lấp lánh được điểm tô bằng những hành tinh và tinh cầu. Mỗi hình tượng, mỗi biến cố trong thế giới ấy đều in dấu cá tính tác giả, chúng không chỉ trở thành những dấu hiệu điển hình cho ông mà còn cho cả chúng ta nữa.
Theo Stefan Zweig, tác giả để cá tính của mình thấm đẫm lên nhân vật và sự kiện, khiến cho chúng có sức sống đáng kinh ngạc, đến nỗi ta gọi tên những cá nhân trong đời thực là “hình mẫu Balzac", “hạng người Dickens”, “bản tính Dostoevsky". Những nghệ sỹ ấy đã xây đắp nên quy luật và quan niệm về cuộc sống thông qua những nhân vật trên trang sách, để giúp ta có được bức tranh tổng thể thống nhất, và trao cho ta hình dung về một thế giới hoàn toàn mới lạ. Mục đích của tác trong nghiên cứu này là chỉ ra nét tương đồng ẩn sau những quy luật và quá trình hình thành nên nhân vật ấy, để khắc họa “Tâm lý học của Tiểu thuyết gia”.
Mỗi tiểu thuyết gia Stefan Zweig lựa chọn đều tự mình nhào nặn nên thế giới riêng: Balzac, thế giới xã hội; Dickens, thế giới gia đình; Dostoevsky, thế giới dành cho cái Tôi và cái Chung. So sánh chúng với nhau chỉ là để làm sáng tỏ nét khác biệt giữa những thế giới đó. Mà chủ đích của tác giả không phải là nhằm đánh giá nét khác biệt, cũng chẳng phải là để nhấn mạnh thêm tố chất dân tộc bên trong người nghệ sỹ, kể cả là trên tinh thần đồng cảm hay ác cảm. Bản thân mỗi nhà sáng tạo vĩ đại đều là một thể thống nhất, với ranh giới và sức hút đặc trưng của riêng họ. Mà chỉ có duy nhất một sức hút đặc trưng trong từng tác phẩm mà thôi, tuyệt đối chẳng có thang đo nào đánh giá đúng mực được.
Cuộc khủng hoảng này không thuần túy là kinh tế và tài tính, mà còn là triết lý và tâm linh nữa. Nó đưa ta về những câu hỏi phổ quát: cái gì khiến con người hạnh phúc? Cái gì có thể coi là sự tiến bộ thực sự? Đâu là những điều kiện cho một xã hội hài hòa?
Trái với cách nhìn con người và thế giới thuần túy vật chất, Sokrates, Chúa Giêsu và Đức Phật là ba bậc thầy của cuộc sống. Một cuộc sống mà họ không bao giờ đóng khung trong một quan niệm kín kẽ và giáo điều. Trải qua nhiều thế kỷ, lời dạy của các vị vẫn không một nếp nhăn, và vượt lên các dị biệt, chúng đồng quy trên điều chính yếu: hiện hữu của con người là quý báu, và dù đến từ đâu, mỗi người đều được mời gọi cầu tìm chân lý, tự hiểu biết chính mình từ hâm sâu, sống tự do, an hòa với chính ta và kẻ khác. Một thông điệp nhân bản và tâm linh, nó trả lời thẳng thắn cho câu hỏi cốt yếu: vì sao tôi sống, tôi sống vì cái gì?
Họ dạy ta và giúp ta sống. Họ không đề nghị chúng ta một thứ hạnh phúc “chìa khoá trong tay”, mà thứ hạnh phúc là thành quả của một trải nghiệm đích thực trên chính mình. Họ nói về niềm vui hơn là về khoái lạc. Họ là những hướng dẫn viên đòi hỏi, những người “đỡ đẻ” tử tế, những người tỉnh thức muôn đời.