Hai bậc thầy kinh doanh nổi tiếng Al và Laura Ries đã trình bày chi tiết về cuộc chiến giữa nhà quản lý và nhà marketing – lý do thực sự cản trở thương hiệu phát triển.
Luôn có một lý do tại sao một số chương trình tiếp thị của bất kỳ ngành nào cũng không hiệu quả, thậm chí sa vào tình trạng lao đao, hỗn loạn.
Chính là tư duy quản lý không cùng tần số với tư duy tiếp thị.
Điều gì tạo nên một CEO giỏi? Đó là người có tư duy mạnh về ngôn ngữ, logic và phân tích cao. Những đặc điểm tiêu biểu của nhóm người chịu sự chi phối của bán cầu não trái.
Điều gì tạo nên một CMO giỏi? Đó là người tư duy mạnh về hình ảnh, trực giác và tổng hợp. Những đặc điểm tiêu biểu của nhóm người dễ chịu sự chi phối của bán cầu não phải.
Sự khác biệt về tư duy này dẫn đến những mâu thuẫn trong chiến lược quảng bá thương hiệu và hướng quan sát của hai cha con Ries sau nhiều năm làm việc – đã góp phần củng cố thêm kết luận đó.
Những quan sát thực tế khiến người đọc phải suy nghĩ:
Nhà quản lý căn cứ vào thực tế.
Nhà marketing tin tưởng vào nhận thức.
Nhà quản lý yêu cầu sản phẩm tốt hơn.
Nhà marketing yêu cầu sản phẩm khác biệt.
Nhà quản lý sử dụng ngôn ngữ trừu tượng.
Nhà marketing sử dụng chiếc búa hình ảnh.
Bằng cách sử dụng những thương hiệu và sản phẩm nổi tiếng nhất thế giới để minh họa cho lập luận của mình, hai tác giả đã thuyết phục người đọc trong việc chỉ ra lý do tại sao một số thương hiệu thành công (Nokia, Nintendo và Red Bull) trong khi những thương hiệu khác lại suy tàn (Saturn, Sony và Motorola). Và như vậy, hai tác giả đã đưa ra một thông điệp rõ ràng: để tồn tại trong kỷ nguyên truyền thông xã hội ngày nay, các nhà quản lý phải hướng tư duy theo những nhà marketing - và ngược lại.
Cuốn sách Cuộc Chiến Trong Phòng Họp có gì đặc biệt
Al & Laura Ries đã thực hiện nghiên cứu, quản lý để đưa vào cuốn sách những minh họa thực tế dễ hiểu và có tác động rõ ràng đối với nhà giám đốc điều hành và giám đốc marketing. Các tác giả không ngại đánh giá và đưa ra dự đoán về một số thương hiệu nổi tiếng ngày nay như Google và Amazon.
Với lối viết hấp dẫn và phóng khoáng, Al và Laura Ries cùng Cuộc chiến trong phòng họp mang đến một cái nhìn mới mẻ về một vấn đề muôn thuở. Đồng thời, hướng mục tiêu từ cuốn sách rất rõ ràng rằng, tương lai của marketing ra sao và các nhà quản lý cần phải suy nghĩ như thế nào để duy trì sự phù hợp trong kinh doanh ngày nay. Đáp án đã được tác giả đề ra trong cuốn sách này - một kế hoạch có thể áp dụng được và có thể thực hiện được, để cả các CEO và CMO có thể cùng chung một ngôn ngữ và gặt hái thành công.
Ai nên đọc cuốn sách Cuộc Chiến Trong Phòng Họp
Các nhà lãnh đạo, quản lý, điều hành doanh nghiệp
Các quản lý và người làm về marketing
Những người có ý định khởi nghiệp
Sinh viên chuyên ngành quản trị - kinh doanh - kinh tế, marketing
Những người yêu thích lĩnh vực kinh tế
Các trích đoạn hay trong sách Cuộc Chiến Trong Phòng Họp
Bộ não chúng ta được chia thành hai bán cầu não riêng biệt. Mỗi bán cầu não xử lý thông tin theo các cách khác nhau.
Bán cầu não trái xử lý thông tin theo trình tự, thiên về tư duy ngôn ngữ và hoạt động một cách tuyến tính, khoa học.
Bán cầu não phải xử lý thông tin song song, thiên về tư duy hình ảnh và có khả năng nhận diện bức tranh tổng thể.
Một trong hai bán cầu não sẽ chiếm ưu thế trong não bộ. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi nó hoàn toàn phù hợp với một đặc điểm phổ biến khác của con người. Cụ thể là trên thực tế, có người thuận tay trái và có người thuận tay phải. Tương tự, có người có não trái phát triển hơn và có người có não phải phát triển hơn.
...
Vậy bạn thuộc nhóm nào?
_ Hai bán cầu não
Thế giới cần tất cả các nhóm để phát triển. Thế giới cần cả nghệ sĩ và nhân viên ngân hàng, kế toán và nhạc sĩ, giáo viên và nhân viên bất động sản, nhà văn và kỹ sư, kiến trúc sư và luật sư.
Mỗi nghề nghiệp đều thu hút những người phát triển một bán cầu não nhất định. Để điều hành một tập đoàn cần tư duy phân tích và logic, còn để điều hành chương trình marketing của tập đoàn đó lại cần tư duy tổng hợp và trực giác.