Đại cương Phật giáo Đại thừa (Outlines of Mahayana Buddhism) được thiền sư D. T. Suzuki viết vào đầu thế kỷ XX. Vào thời điểm đó, cuốn sách được xem là tác phẩm đầu tiên trình bày một cách có hệ thống về giáo thuyết và triết học của Phật giáo Đại thừa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, được viết dành cho các độc giả phương Tây, với mong muốn đem đến cho họ một cách hiểu đúng về Phật giáo Đại thừa.
Thiền sư D. T. Suzuki đã có sự góp công quan trọng trong việc giới thiệu Phật giáo Đại thừa đến với thế giới phương Tây khi cuốn sách của ông, bằng việc trình bày có hệ thống với các trích dẫn từ các nguồn tham khảo khác nhau, đặc biệt là từ Hán tạng, đã bổ sung phần thông tin thiếu hụt mà các học giả phương Tây bấy giờ, vì những lý do khác nhau, đã không tiếp cận được. Tuy nhiên, Đại cương Phật giáo Đại thừakhông hẳn là một tác phẩm thiên về học thuật, vì như tác giả của cuốn sách đã nói ở nơi lời nói đầu, mục đích của ông là cung cấp một thuyết minh phổ thông về Phật giáo Đại thừa vốn rất thường bị hiểu sai, và trong thực tế đã bị hiểu sai, bởi các học giả phương Tây.
Tác phẩm này được viết chính yếu nhằm đến các độc giả phương tây, và chính vì lý do này nên tác giả đã sử dụng một loại ngôn ngữ và phong cách được xem phù hợp với độc giả của mình. Nhiều thuật ngữ Phật giáo đã được tác giả diễn giải theo một cách thức mới. Và khắp trong tác phẩm, chúng ta thấy ông trích dẫn khá thường xuyên những lời từ Thánh Kinh và những tư tưởng triết học phương Tây khác nhau để minh họa hay so sánh với tư tưởng Phật giáo. Việc trích dẫn so sánh hay minh họa này, trong một số trường hợp, nếu đưa ra khỏi ngữ cảnh phương Tây, có thể không còn phù hợp.
Mục lục
Lời người dịch
GIỚI THIỆU
Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa
Phật giáo Đại thừa có phải là Chánh pháp của Đức Phật?
Một số phát biểu sai lầm về giáo thuyết Đại thừa
Tầm quan trọng của tôn giáo
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO
Không có Thượng đế và không có linh hồn
Khuynh hướng tri thức của Phật giáo
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
Quan niệm Đại thừa của An Huệ
Bảy đặc điểm chính của Đại thừa
Mười đặc điểm cốt tủy của Đại thừa
CHƯƠNG III: THỰC TIỄN VÀ TƯ BIỆN
Mối quan hệ giữa cảm xúc và lý trí trong tôn giáo
Phật giáo và tư biện
Tôn giáo và siêu hình
CHƯƠNG IV: PHÂN LOẠI TRI THỨC
Ba loại tri thức
Thế giới quan dựa trên ba loại tri thức
Hai loại tri thức
Chân lý siêu việt và tri thức tương đối
CHƯƠNG V: CHÂN NHƯ
Tính không thể xác định
Chân như có điều kiện
Học thuyết Vô minh
Nhị nguyên luận và vấn đề đạo đức
CHƯƠNG VI: NHƯ LAI TẠNG VÀ A-LẠI-DA THỨC
Như Lai tạng và vô minh
A-lại-da thức và sự phát triển của nó
Thức Mạc-na
Triết học Samkhya và Đại thừa
CHƯƠNG VII: HỌC THUYẾT VÔ NGÃ
Ngã
Tuyến thẩm tra đầu tiên của Đức Phật
Năm uẩn
Những nỗ lực xác định tâm của A Nan
Long Thọ nói về ngã
Pháp vô ngã
Tự tính
Ý nghĩa thật sự của tính không
CHƯƠNG VIII: NGHIỆP
Hoạt động của nghiệp
Nghiệp và công bằng xã hội
Một quan điểm nghiệp mang khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân
Nghiệp và thuyết tiền định
Trưởng dưỡng thiện căn và tích lũy phước đức
Bất tử
CHƯƠNG IX: PHÁP THÂN
Pháp thân như một đối tượng tôn giáo
Pháp thân và những tồn tại riêng lẻ
Quan điểm Pháp thân của những nhà Đại thừa về sau
Ý chí của Pháp thân
CHƯƠNG X: HỌC THUYẾT TAM THÂN
Đức Phật con người và Đức Phật siêu phàm
Một cái nhìn lịch sử
Đức Phật là ai?
Tam thân trong kinh Ánh sáng hoàng kim
Báo thân
Thái độ của những nhà Đại thừa hiện đại
CHƯƠNG XI: BỒ-TÁT
Ba thừa
Học thuyết hồi hướng
Bồ-tát trong Phật giáo nguyên thủy
Tất cả chúng ta là Bồ-tát
Ý nghĩa của Bồ-đề và Bồ-đề tâm
Quan niệm của Long Thọ và An Huệ về Bồ-đề tâm
Phát tâm Bồ-đề
CHƯƠNG XII: MƯỜI GIAI ĐOẠN CỦA BỒ-TÁT ĐẠO
Sự thăng tiến dần trong đời sống tâm linh của chúng ta
CHƯƠNG XIII: NIẾT-BÀN
Niết-bàn ở nghĩa hư vô không phải là mục đích đầu tiên