Đất Sài Gòn Và Sinh Hoạt Của Người Sài Gòn Xưa - Phạm Quang Huy, T.S Quách Thanh Hải, Lê Nguyễn Hồng Phong

88.000₫ 110.000₫
Trạng thái: Hết hàng

 

Tác giả: Phạm Quang Huy, T.S Quách Thanh Hải, Lê Nguyễn Hồng Phong

Hình thức: bìa mềm, 14 x 20.5 cm

Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn, 2022

 

Đất Sài Gòn Và Sinh Hoạt Của Người Sài Gòn Xưa - Phạm Quang Huy, T.S Quách Thanh Hải, Lê Nguyễn Hồng Phong

Trong lịch sử hình thành và phát triển của miền Nam Tổ quốc, kể từ những thập niên đầu thế kỷ XVII cho đến ngày Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý đất Đồng Nai năm 1698, Sài Gòn đã thay da đổi thịt rất nhiều, từ một vùng đất ẩm thấp, hoang vu, nơi ngự trị của hùm beo, rắn rết, thành nơi hội tụ của những lưu dân từ các trấn phía bắc trở vào. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, sau những đổ nát, hoang tàn do cuộc nội chiến dằng dai giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn, Sài Gòn dần trở về cuộc sống ổn định dưới bàn tay của những nhà cai trị tài ba: Lê Văn Duyệt, Ngô Nhân Tịnh, Trương Tấn Bửu…, giặc cướp bị trừ tiệt, sự hình thành các đồn điền khiến ruộng đất được phân phối hợp lý, và khai thác một cách có hiệu quả.

Sang thời Pháp thuộc, Sài Gòn cũng là thuộc địa đầu tiên của Pháp tại Đông Dương, khởi đầu với sự pha trộn có chừng mực giữa những tiến bộ về mặt văn hóa của xã hội phương Tây với các giá trị truyền thống của phương Đông. Sài Gòn cũng là nơi ra đời của tờ báo quốc ngữ đầu tiên của cả nước, tờ Gia Định báo, mở đường cho những sinh hoạt văn hóa mới mẻ, khai mở dân trí, góp phần hình thành các phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sài Gòn cũng từng trải qua những đổi thay về các mặt kinh tế - xã hội, sự hình thành một thương cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á, giành vị thế ưu tiên của cảng Singapore oanh liệt một thời. Sở dĩ đạt được điều này vì từ nửa sau thế kỷ XIX, Sài Gòn thuận lợi hơn Singapore ở vị trí một trung tâm giao dịch, vận chuyển và tồn trữ sản phẩm, hàng hóa của cả vùng Đông Nam Ávà Đông Á.

Về mặt địa lý, nằm giữa một vùng đất rộng lớn với một hệ thống sông ngòi chằng chịt, Sài Gòn sớm trở thành trung tâm thương mại của toàn miền Nam, nơi ghe thương hồ từ các nơi đổ về tấp nập. Chợ Bến Thành thời Gia Long - Minh Mạng và chợ Sài Gòn thời Pháp thuộc tuy có khác nhau về vị trí hoạt động, song vẫn là nơi hẹn hò, gặp gỡ của những người sống dựa vào sông nước miền Nam, góp phần kích thích và đẩy mạnh năng lực sản xuất của một nền nông nghiệp luôn cần được khuyến khích và cải thiện.

Ngày nay, với những bạn đọc từng lớn lên, trưởng thành trên đất Sài Gòn, hay ít nhất từng ghé thăm Sài Gòn, thành phố này vẫn còn là nỗi hoài nhớ khôn nguôi, khi sự phát triển từng ngày của nó cũng đồng thời làm nhạt phai nhiều kỷ niệm của một thời tuổi trẻ đã lùi xa trong ký vãng.

Chút ký ức này cũng là sự thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của kẻ hậu sinh đối với nhiều thế hệ cha ông đã cần lao gian khổ để xây dựng cho chúng ta một Sài Gòn hồn hậu, nhân văn, ở thì thương, xa thì nhớ.

Phạm Quang Huy, T.S Quách Thanh Hải, Lê Nguyễn Hồng Phong

zalo