Tác phẩm là góc nhìn phân tích báo chí gây tranh cãi về tâm lý nào đã thúc đẩy một tên tội phạm chiến tranh gây ra tội ác diệt chủng Holocaus.
Báo cáo của Hannah Arendt về phiên tòa xét xử thủ lĩnh Đức Quốc xã Adolf Eichmann lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng một loạt bài báo trên tờ The New Yorker vào năm 1963. Loạt bài sau này được chỉnh sửa và in thành sách, bao gồm nhiều tài liệu được đưa ra ánh sáng sau phiên tòa, bổ sung thêm phần tái bút của Arendt trực tiếp giải quyết tranh cãi nảy sinh về cách lý giải của bà. Đây có thể xem là một chiến thắng báo chí lớn của một trí thức có tầm ảnh hưởng kỳ lạ. Eichmann ở Jerusalem là một cái nhìn không hề nao núng về một trong những vấn đề bất ổn nhất của thế kỷ 20.
giới thiệu sách Cùng Tác Giả
1. Giữa quá khứ và tương lai: Tám Bài Tập Tư Duy Chính Trị - Hannah Arendt
Hannah Arendt (1906 - 1975) là một nữ triết gia nổi tiếng của triết học chính trị đương đại (Wild, T. 2006, 34).
Dịch thế nào nhỉ? "Nữ đại gia" chắc hẳn là thích hợp, nếu ta hiểu đó là danh hiệu xứng đáng dành cho những tác gia lớn, chẳng hạn khi nói Đường Tống bát đại gia". Tuy nhiên, nếu còn có mặt, ngòi bút sắc sảo của bà ắt sẽ không thiếu những nhận xét thú vị về danh hiệu này, ít ra ở nước ta, đã bị "cưỡng chiếm" và ta không còn có thể dịch như trước được nữa!
Dù thế nào, Arendt quả là một tác gia đồ sộ. Những tác phẩm nổi tiếng của bà là: Các nguồn gốc của chủ nghĩa toàn tri: Điểu kiện làm người; Về Cách mạng; Eichmann ở Jesusalem, một tường thuật về sự tám thường của cái ác; Con người trong thời kỳ đen tối; Các cuộc khủng hoảng của viên Cộng hòa; Đời sống của Tinh thần (một chuyên luận dài hơi về triết học); và tuyển tập Giữa quá khứ và tương lai mà ta đang có trong tay.
Về cuốn sách Giữa quá khứ và tương lai của Hannah Arendt
Khác với truyền thống triết học xem đời sống chiêm nghiệm hay suy tư là cao cấp hơn, là đích đến và là hệ quy chiếu để đánh giá mọi hoạt động khác, Hannah Arendt quan tâm tới đời sống hoạt động, là đời sống mà hầu như mọi con người trên cõi trần gian bụi bặm đều tham dự vào. Trong đó, việc làm thế nào để có thể chung sống với nhau (living together) là một mối quan tâm xuyên suốt các công trình của bà.
Nếu "tư duy", theo bà, là miền đất của tinh thân, là con đường tư duy, tức con đường "ngách" phi thời gian, nơi hoạt động tư duy chiến thắng không-thời gian của con người hữu tử; “vâng , mỗi con người mới, khi đặt mình vào trong quá khứ vô hạn và tương lai vô cùng, phải phát hiện ra và cậm cụi lát mới con đường đó” (La bài tiểu luận sau đây là các luyện tập như thế, và mục đích duy nhất là đạt được kinh nghiệm trong việc làm thế nào để suy tư, chúng không chứa đựng các hướng dẫn kiểu kẻ đơn về việc suy nghĩ gì hay các sự thật nào. Tối thiểu chung nhằm buộc lại sợi chỉ đã đứt của truyền thống hay phát minh ra một số cái thay thế tân tiến, rót đầy khoảng trống giữa quá khứ và tương lai. Các bài luyện tập này tam thời đinh lại vấn đề chân lý; điều quan tâm chỉ là làm thế nào để vận động trong khoảng trống này-vùng miền duy nhất mà có lẽ chân lý rút cuộc sẽ xuất hiện.
Tuyển tập gồm tám tiểu luận rải rác từ 1958-1968 (in lần đầu năm 1961 với sáu bài, và bảy năm sau thành tám “bài tập tư duy chính trị”). Nếu “tư duy”, theo bà, là miền đất của tinh thần, là con đường lát bởi tư duy, tức con đường “ngách” phi thời gian, nơi hoạt động tư duy chiến thắng không-thời gian của con người hữu tử; “vâng, mỗi con người mới, khi đặt mình vào trong quá khứ vô hạn và tương lai vô cùng, phải phát hiện ra và cặm cụi lát mới con đường đó” (Lời Tựa). “Bài tập tư duy”? Là kinh nghiệm trong suy tư, và, như mọi kinh nghiệm, chỉ thông qua thực hành, thông qua nhiều lần luyện tập. Bà tự giới thiệu: “Tám bài tiểu luận sau đây là các luyện tập như thế, và mục đích duy nhất là đạt được kinh nghiệm trong việc làm thế nào để suy tư; chúng không chứa đựng các hướng dẫn kiểu kê đơn về việc suy nghĩ gì hay các sự thật nào. Tối thiểu chúng nhằm buộc lại sợi chỉ đã đứt của truyền thống hay phát minh ra một số cái thay thế tân tiến, rót đầy khoảng trống giữa quá khứ và tương lai. Các bài luyện tập này tạm thời đình lại vấn đề chân lý; điều quan tâm chỉ là làm thế nào để vận động trong khoảng trống này – vùng miền duy nhất mà có lẽ chân lý rốt cuộc sẽ xuất hiện”. “Thử nghiệm tư duy” là để cho năng lực tưởng tượng của tư duy tự do bay bổng về phía những chân trời mới, những giả định mới, sáng tạo và đột phá. Còn “bài tập tư duy” giúp kiểm nghiệm hệ lý thuyết và khái niệm vừa mới định hình, nhưng cũng là cơ hội phát hiện những ẩn số mới, những thách thức mới mà hệ lý thuyết chưa bao quát hết. Bà chọn hình thức “tiểu luận” theo đúng nguyên nghĩa của từ essay là tập dượt, làm thử, hiểu như “một chuỗi những vận động trong một bản hòa tấu”. Tám bài tiểu luận này thực hành “luyện tập” theo ba hướng: những vấn đề lý thuyết và phê phán lý thuyết (chương 1: Truyền thống và hiện đại; chương 2: Lịch sử). “Luyện tập” về khái niệm (chương 3: Quyền uy là gì? Chương 4: Tự do là gì? “Luyện tập” về các vấn đề thời sự (chương 5: Sự khủng hoảng trong giáo dục; chương 6: Sự khủng hoảng trong văn hóa; chương 7: Văn hóa chính trị trước tệ nạn “nói dối có tổ chức”; và chương 8: tham vọng chinh phục không gian và nguy cơ “bội bạc” đối với trái đất, quê hương và “cõi sống” đích thực của con người.