Sống trong một gia đình “độc hại”, trẻ em sẽ lớn lên với nhiều lỗ hổng cảm xúc và sẽ làm cho cuộc sống trở nên khốn khổ. Cha mẹ luôn thao túng, kiểm soát và chỉ trích, khiến những đứa trẻ bị tách biệt về mặt cảm xúc. Lớn lên với bậc cha mẹ độc hại, bạn có thể tự đặt câu hỏi về các quyết định của mình, không bao giờ cảm thấy đủ tốt và cảm thấy tội lỗi khi nói không với họ.
Nếu không được kiểm soát, cha mẹ độc hại có thể chiếm lấy cuộc sống của bạn và gây ra những tổn thương tâm lý nặng nề. Không có gì lạ khi những đứa trẻ trưởng thành có cha mẹ bị rối loạn chức năng, nghiện rượu hoặc độc hại cảm thấy bị mắc kẹt - không thể tự đứng lên và cố gắng xoa dịu cha mẹ một cách vô ích.
Song song với việc trở thành những bậc cha mẹ độc hại, việc nuôi dạy con cái độc hại có thể gây ra những tác động bất lợi cho cha mẹ và những mối quan hệ trong gia đình.
Trong cuốn sách này, độc giả được hướng dẫn cách nhận biết thế nào là nuôi dạy con cái độc hại và cách nhận biết những đứa trẻ trưởng thành đang phải trải qua những thái độ và hành vi độc hại. Bạn đọc sẽ biết được khi nào nên cố gắng cứu vãn mối quan hệ, khi nào thì tiếp tục một cách thận trọng và khi nào thì ngắt kết nối để chất độc hại không lan truyền.
Nhiều chương trong cuốn sách này tập trung vào sự phát triển của các kiểu gắn bó không an toàn trong mối quan hệ của cha mẹ và trẻ sơ sinh và các chiến lược không an toàn trong mối quan hệ cha mẹ - con cái. Ảnh hưởng của việc nuôi dạy con độc hại thường được nhìn thấy trong các kỳ vọng và hành vi của cá nhân trong các mối quan hệ khác.