Theo Báo cáo Khoa học 2021 của tổ chức UNESCO, “Giáo dục mở” và “Khoa học mở” đang là một trong những xu hướng nổi bật nhất hiện nay.
- Vậy Giáo dục mở là gì? Khoa học mở là gì?
- Tại sao chúng lại trở thành xu hướng nổi bật nhất trong giáo dục hiện đại?
- Làm thế nào để khai thác hiệu quả nguồn Tài nguyên Giáo dục mở, Tri thức Khoa hoa học mở?
Để giúp độc giả hiểu hơn về Giáo dục mở, Khoa học mở, nhóm tác giả Nguyễn Linh Chi, Vũ Nguyễn Quang Huy, Phan Thị Thanh Thảo, Phạm Hiệp đã phối hợp với IPER để xuất bản cuốn sách “GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC MỞ - Cẩm nang hướng dẫn dành cho giảng viên và nhà nghiên cứu”.
Cuốn sách này gồm hai chương lớn, tương ứng với hai nội dung là TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ và KHOA HỌC MỞ, được biên soạn dưới dạng cẩm nang hướng dẫn dành cho giảng viên, giáo viên, nhà nghiên cứu, học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên. Tuy nhiên, cuốn sách này cũng phù hợp với bất kỳ ai quan tâm đến chủ đề của nó một cách bài bản, nghiêm túc.
- Khi đã HIỂU được CẶN KẼ VỀ GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC MỞ, độc giả có thể đưa vào thực hành các kiến thức thu được từ cuốn sách vào công việc hàng ngày của mình.
- Ngoài ra, việc ÁP DỤNG ĐỀU ĐẶN VÀ BÀI BẢN CÁC KHO DỮ LIỆU SẴN CÓ của GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC MỞ trên thế giới sẽ là một trong những giải pháp quan trọng giúp các nước đang phát triển như Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trong việc tiếp cận các tài liệu chuyên môn chất lượng và cập nhật.
- Bên cạnh đó, việc hiểu biết sâu sắc về giáo dục mở và khoa học mở cũng sẽ giúp chúng ta TRÁNH được NHỮNG SAI LẦM ĐÁNG TIẾC TRONG THỰC HÀNH hoạt động GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC hàng ngày như vi phạm bản quyền khi sử dụng tài liệu.
- Ở cấp độ của các cơ sở giáo dục, cuốn sách này có thể sử dụng làm giáo trình cho một môn học mới trong chương trình đào tạo đại học, sau đại học về giáo dục học và sư phạm trên cả nước. Với tinh thần đó, nhóm tác giả cũng đã mạnh dạn đề xuất một đề cương môn học tên gọi là “Giáo dục và Khoa học mở” giới thiệu ở phần Phụ lục của cuốn sách này.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của các cơ sở giáo dục và các tổ chức về việc giới thiệu, đào tạo, bồi dưỡng về giáo dục mở và khoa học mở, cuốn sách cũng cung cấp tại Phụ lục một đề cương khóa đào tạo ngắn ngày (4 buổi) về nội dung này.
ThS. Nguyễn Linh Chi lấy bằng thạc sĩ tâm lý học tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Chị hiện là người điều phối các chương trình nghiên cứu giáo dục và khoa học mở, truyền thông khoa học tại REK, ĐH Thành Đô. Chị cũng là thành viên Hội đồng Biên tập khoa học châu Âu.
Vũ Nguyễn Quang Duy là sinh viên Đại học Việt Nhật, ĐHQG Hà Nội, hiện đang là lưu học sinh ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản tại ĐH Tsukuba theo diện học bổng chính phủ.
PGS.TS. Phan Thị Thanh Thảo là Hiệu trưởng và là đồng Trưởng nhóm Nghiên cứu đổi mới khoa học giáo dục Reduvation – REK, ĐH Thành Đô. Chị cũng là thành viên của Hội đồng Biên tập khoa học châu Âu.
TS. Phạm Hùng Hiệp là người sáng lập dự án Research Coach in Social Sciences và là Trưởng nhóm Nghiên cứu đổi mới khoa học giáo dục Reduvation – REK, ĐH Thành Đô. Anh cũng đóng vai trò Chi hội trưởng Chi hội Việt Nam thuộc Hội đồng Biên tập khoa học châu Âu.