Góc Nhìn Sử Việt - Phan Đình Phùng - Một Nhà Lãnh Đạo 10 Năm Kháng Chiến (1886-1895) Ở Nghệ Tĩnh - Sơn Trung Tể Tướng - Vị Tể Tướng Giữa Đại Ngàn
I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY
Bộ sách “Góc nhìn sử Việt” hướng đến nhiều đối tượng độc giả rộng rãi, từ những người học tập và nghiên cứu cho đến những người có đam mê với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Học sinh từ lớp 6 đã có thể đọc được.
II. TÓM TẮT SÁCH
Trong sự nghiệp mười năm “Cần vương chống Pháp”, Phan Đình Phùng luôn nêu cao tinh thần bất khuất, một lòng một dạ cứu nước, Cụ đã chiếm được lòng tin yêu của nghĩa quân và lòng kính mến của nhân dân. Giặc đem danh lợi ra mua chuộc Cụ, nhưng thất bại. Chúng dùng vũ lực để uy hiếp tinh thần, Cụ không sờn lòng. Chúng bắt thân nhân của Cụ, khai quật mồ mả tổ tiên, Cụ không nản chí. Câu trả lời khảng khái của Cụ trước mặt tên Lê Kinh Hạp Tiễu phủ sứ, tay sai của giặc, khi hắn dọa bắn giết người anh ruột là Phan Đình Thông và đào mả tổ tiên, đã nói lên khí tiết của một vị anh hùng dân tộc:
“Nay tôi chỉ có một ngôi mộ rất to nên giữ là nước Việt Nam; tôi chỉ có một ông anh rất to đang bị lâm nguy là mấy triệu đồng bào. Nếu về mà sửa sang lại phần mộ của tổ tiên riêng mình thì ngôi mộ cả nước kia ai giữ? Về để cứu sống ông anh của riêng mình, thì còn bao nhiêu anh em trong nước ai cứu?”
III. CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY
Quyển sách đã làm rõ về sự nghiệp của nhà yêu nước Phan Đình Phùng. Trong mười năm Cần Vương chống Pháp, Phan Đình Phùng luôn nêu cao tinh thần bất khuất, một lòng một dạ cứu dân, cứu nước, ông đã chiếm được lòng tin yêu của nghĩa quân và lòng kính mến của nhân dân ta. Cho đến ngày nay, tên tuổi của cụ Phan Đình Phùng vẫn mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân ta. “Tuy cụ đã mất, nhưng tên tuổi của cụ đã trở thành tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân ta” Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19. Cuộc khởi nghĩa đã phát huy được tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của người dân ở miền xuôi lẫn miền ngược, cả về sức lực lẫn của cải vật chất. Về quân sự thì nghĩa quân được tổ chức theo lối chính qui, có kỷ luật nghiêm minh và cùng kiểu trang phục; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương. Qua số tác phẩm, tuy ít ỏi của ông, người ta dễ nhận thấy con người của Phan Đình Phùng luôn vì dân, biết dựa vào dân, luôn kiên quyết chiến đấu chống Pháp đến cùng, không hề mắc phải bả cám dỗ của đối phương. (Độc giả Đức Anh đăng ngày 30/10/2018)
Tôi xin ngả mũ kính phục và biết ơn 2 con người sau khi đọc xong tác phẩm này. Một đó là cụ Đào Trinh Nhất vì đã dùng ngòi bút và tình yêu lịch sử viết nên tác phẩm này để con cháu đời sau đọc, để biết và hiểu rõ hơn về ý chí anh hùng bất khuất của dân tộc. Hai đó là cụ Phan Đình Phùng. Trong thàn năm bão bùng đen tối của dân tộc. Cụ đứng lên như một ánh sao sáng. Giữa những lầm than, đói khổ, bất công, đê hèn, danh lợi, sợ hãi,... cụ bất khuất không để lương tâm mình bị nhiễm bẩn. Cụ đã đau đớn chịu đựng cảnh thân nhân bị bắt, mồ mả bị quật. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 10 năm. Nhưng cuối cùng, chỉ như ánh trăng đêm khuya. Thất bại và vụt tắt. Sự tiếc thương vô hạn trào dâng nhất là khi cụ uất ức chết giữa cảnh rừng thiêng nước độc. Công lao của cụ, hậu nhân xin khắc ghi. Một thời gian nào đó trong đời, tôi sẽ tìm đến nơi cụ hy sinh và thắp 1 nén nhang như gửi tấm lòng của mình. (độc giả Minh Vương đăng ngày 20/6/2019)