Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí - Lê Quang Định

599.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 0 sản phẩm

Tác giả: Lê Quang Định

Dịch và chú giải: Phan Đăng

Hình thức: Bìa cứng áo khoác, 700 trang

Thể loại: Lịch sử Việt Nam

Chỉ in 500 cuốn

 

Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí - Lê Quang Định

“Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” được xem là bộ địa chí đầu tiên của triều Nguyễn. Bộ sách được viết từ rất sớm, khi hoàng đế Gia Long vừa đăng quang, đang trong thời gian tổ chức và ổn định triều chính sau mấy thế kỷ nhân dân phải trải qua nạn binh đao, cát cứ. Mặt khác, diện mạo đất nước đương thời đã hoàn toàn đổi khác, biên cương được mở rộng phía Bắc từ Tuyên - Lạng, phía Nam đến Hà Tiên, như Nguyễn Gia Cát rất đỗi tự hào trong Lời tựa của sách: “Tất cả ba mươi mốt trấn - dinh - đạo lớn nhỏ đều theo về với thanh giáo, đất đai rộng rãi bao la đó, thực mà nói, từ xưa đến nay chưa bao giờ có được.

 

“Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” vừa là một thư tịch chính thống nhằm khẳng định cương vực của quốc gia, vừa tỏ rõ ý thức độc lập, văn hiến của một dân tộc tự cường vào đầu thế kỷ XIX. Nhìn vào hình thức bề thế, nội dung phong phú, nghiêm túc của bộ sách mới thấy hết sự quyết tâm với tầm nhận thức tư tưởng chiến lược, đúng đắn của vua Gia Long, trí tuệ và công phu của tác giả Lê Quang Định.

HOÀNG VIỆT NHẤT THỐNG DƯ ĐỊA CHÍ – KHÁT VỌNG THỐNG NHẤT LÃNH THỔ TRIỀU NGUYỄN, BIỂU THỊ VỀ SỰ HÙNG MẠNH CỦA VIỆT NAM VÀO ĐẦU THẾ KỶ XIX

“Đọc bộ sách này, ta không những có thể hình dung một cách khá toàn diện về hình thể đất nước Việt Nam lúc bấy giờ, mà người đi đường, người đang làm công vụ, quan lại địa phương đương thời còn hiểu rõ hơn từng vùng đất, từng nơi mà cứ tưởng là quá xa xôi khó biết đến được”

Sự ra đời của Hoàng Việt nhất thống dư địa chí có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng triều đại của nhà Nguyễn. Lãnh thổ dài rộng từ Nam chí Bắc được chép trong đó là một biểu thị về sự hùng mạnh của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

Mặt khác, kế thừa những công trình địa chí có từ trước, bộ sách này tiếp tục làm nổi bật hình ảnh một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, một dân tộc bất khuất, hào hùng trong công cuộc giữ nước và dựng nước.

Ưu điểm nổi bật của Hoàng Việt nhất thống dư địa chí chính là việc mô tả một cách chính xác về đường đi, các dịch trạm, địa danh, sông núi, khe suối, ngòi rạch, về cửa biển, kèm theo lời tường giải rất cụ thể về mặt mạnh mặt yếu, chỗ hiểm chỗ thuận lợi của từng địa phương.

TÁC GIẢ LÊ QUANG ĐỊNH

Lê Quang Định (1759 - 1813), tự Tri Chỉ, hiệu Tấn Trai và Chỉ Sơn, quê chính ở làng Tiên Nộn, nay thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thuở thiếu thời, vì nhà nghèo lại sớm mồ côi cha, nên ông theo anh vào Gia Định lập nghiệp. Ông là người thông minh và hiếu học, nhờ vậy khi đến miền Nam đã được lương y Hoàng Đình Thắng giúp đỡ, có điều kiện học tập rồi lại gả con gái cho. Lê Quang Định đã theo học với thầy Võ Trường Toản (? - 1792), một nhà nho, nhà giáo có uy tín lớn ở Nam bộ lúc bấy giờ.

Năm 1788, Nguyễn Ánh lấy lại Gia Định rồi cho mở khoa thi, ông đỗ đạt và được trọng dụng. Ban đầu ông được bổ làm việc trong Hàn Lâm viện, thăng Đông Cung thị giảng, rồi Hữu Tham tri.

Năm 1802 vua Gia Long bổ Lê Quang Định làm Thượng thư Bộ Binh và cử làm Chánh sứ

Năm 1810, ông giữ chức Thượng thư Bộ Hộ kiêm quản Khâm Thiên giám cho đến lúc mất. Trong thời gian làm việc ở Bộ Binh, Lê Quang Định còn được vua Gia Long cử biên soạn bộ Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, bộ sách hoàn thành và dâng lên nhà vua vào năm 1806. Ngoài bộ sách này, tác phẩm của ông còn có Hoa nguyên thi thảo và Gia Định tam gia thi.

NHỮNG CỐ CÔNG TU CHỈNH, KHƠI GỢI, KHẲNG ĐỊNH MẠCH NGUỒN LỊCH SỬ - VĂN HOÁ

Mọi sắc thái vùng miền, biên giới địa phương như được nối liền, gắn bó bởi những huyết mạch đường bộ, đường sông, phong tục và địa danh, nhân danh đặc biệt đa dạng qua những nẻo đường Tổ quốc Đại Nam - Việt Nam

Bản dịch Hoàng Việt nhất thống dư địa chí được in lần đầu năm 2005 (Nhà xuất bản Thuận Hóa & Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây), có kèm chữ Hán, với số lượng in không nhiều nên đến nay đã trở nên hiếm hoi. Với mong muốn giúp người đọc có thêm phương tiện tra cứu, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, ThaihaBooks, Nhà xuất bản Hà Nội đồng hành tái bản tác phẩm địa chí cổ này của Thượng thư bộ Binh Lê Quang Định.

So với ấn bản hơn 15 năm trước, ở lần tái bản này, dịch giả Phan Đăng đã cố công tu chỉnh, khơi gợi, khẳng định mạch nguồn lịch sử - văn hóa trong khát vọng thống nhất vô bờ bến đó qua mỗi cung đường, thủy trình, vốn đã gắn chặt xuyên suốt cơ thể Việt Nam, xuyên thời gian, trên mọi miền Tổ quốc.

Cũng chính từ đó, những dấu ấn thổ ngữ, thổ âm ẩn tàng trong từng trang địa chí cổ xưa vô cùng quý giá này, đã thể hiện rõ nét những dấu ấn bản sắc địa phương đầy độc đáo và đa dạng.

SÁCH KHAI MINH TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU

 
zalo