Hoạt Động Cầu Phong, Triều Cống Trung Quốc Của Đại Việt Giai Đoạn 1600 - 1785: Một Cách Tiếp Cận So Sánh

200.000₫ 250.000₫
Trạng thái: Hết hàng

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Giá bìa: 250,000₫ giảm còn: 200,000₫

Hình thức: Sách bìa mềm

Hoạt Động Cầu Phong, Triều Cống Trung Quốc Của Đại Việt Giai Đoạn 1600 - 1785: Một Cách Tiếp Cận So Sánh

Chưa lúc nào Việt Nam bị đặt trước tình trạng mâu thuẫn, nội chiến triền miên giữa nhiều thế lực chính trị cùng một lúc như giai đoạn 1600-1785. Trong giai đoạn này, tồn tại mâu thuẫn của 4 cặp quan hệ: Quan hệ giữa vua Lê chúa Trịnh và các chúa Nguyễn, quan hệ giữa chính quyền Lê – Trịnh với nhà Mạc thời hậu kỳ, quan hệ giữa nhà Lê - Trịnh và nhà Tây Sơn, và quan hệ giữa nhà Tây Sơn với các chúa Nguyễn. Chính hoàn cảnh lịch sử đặc biệt này đã chi phối rất lớn đến quan hệ Việt– Trung thời bấy giờ. Một mặt, Trung Quốc lợi dụng cơ hội Đại Việt đang nội chiến để khoét sâu thêm mẫu thuẫn giữa các bên hòng làm suy yếu Đại Việt, từ đó khẳng định sức mạnh của mình, thậm chí đe dọa quân sự nếu cơ hội chín muồi; mặt khác, bản thân các thế lực chính trị đối lập của Đại Việt lúc này ( Lê – Trịnh, Mạc, Nguyễn) đều cố gắng nỗ lực duy trì quan hệ hòa hiếu với phương Bắc, bởi có yên ổn mặt Bắc thì mới tập trung đối phó với đối phương ở trong nước. Do đó, đây là giai đoạn mà thái độ, mưu đồ của Trung Quốc với Việt Nam có dịp được bộc lộ rõ nét nhất.

Hơn thế, dù có mâu thuẫn với Trung Quốc trên nhiều phương diện, nhưng điều đáng nói, 1600 – 1785 vẫn được xếp vào một trong số những giai đoạn hòa bình, “bang giao hảo thoại” giữa hai nước. Cũng như các triều đại trước và sau đó, trong quan hệ Việt – Trung thời bình, hoạt động cầu phong, triều cống luôn là hai hoạt động ngoại giao phổ biến, quan trọng bậc nhất, được cả hai bên đặc biệt chú trọng. Thời bấy giờ, không một hệ tư tưởng nào có sức lan tỏa và thẩm thấu sâu rộng trên khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Á Đông như Nho giáo. Chính Nho giáo với sức quyến rũ vượt không gian đã góp phần nâng Trung Quốc lên thành trung tâm văn minh của khu vực Đông Á thời phong kiến, không ngừng thu hút các nước xung quanh đến giao lưu, học hỏi. Từ sức mạnh vượt trội về văn hóa ấy đã góp phần củng cố thêm lực hút về chính trị, kinh tế của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng như Việt Nam, khiến cho các nước này phải triều cống, cầu phong “Thiên triều" và xem đó như là những hoạt động hợp ý Trời, thuận theo đúng Lễ, đúng Phép để cốt duy trì mối quan hệ hữu hảo với đại quốc Trung Hoa. Từ đây, định hình nên một triết lý kiểu phương Đông trong quan hệ ngoại giao của các nước Đông Á đương thời: Tất cả các sao (nước nhỏ hơn ở xung quanh) đều phải chầu về ngôi tử vi để toạ - bậc chí tôn (Trung Quốc). Bởi thế, trật tự thế giới kiểu Trung Hoa, trong đó hoạt động cầu phong, triều cống được xem như là phương thức quan trọng bậc nhất để đảm bảo sự tồn tại của trật tự ấy, được duy trì suốt một thời gian dài. Song, chính trong thời bình này cũng phát sinh rất nhiều mối bất hòa, như: nhiều vị vua Việt Nam không trực tiếp sang chầu theo yêu cầu của Hoàng đế Trung Quốc; việc triều cống nhiều khi không diễn ra đúng kỳ hạn quy định; mâu thuẫn kinh tế giữa hai bên trong hoạt động triều cống và thương mại triều cống; sự không đồng tình của sứ thần Việt Nam trước thái độ hống hách, ngạo mạn, coi thường nước nhỏ của vua quan Trung Hoa;... Do đó , tìm hiểu về những chuyển biến của hoạt động cầu phong, triều cống trong mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung từ năm 1600 đến năm 1785 tức là chúng ta đi vào khảo cứu về một thời kỳ lịch sử tiêu biểu cho những mối quan hệ ngoại giao phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc mà vừa mang những nét chung của các thời kỳ lịch sử trước, lại vừa có những đặc trưng riêng ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao ở những thời kỳ về sau.

zalo