Họ cần giải quyết những công việc gì? Độc giả mà cuốn sách hướng tới:
Nhà lãnh đạo các cấp (cấp cao, cấp trung).
Những người đang nỗ lực trở thành lãnh đạo.
Những người vừa tiếp nhận vị trí lãnh đạo.
Các nhân viên cần đọc để hiểu được mong muốn của cấp trên.
Giải quyết những công việc:
Tìm cách dẫn dắt đội ngũ phù hợp vơi tình hình thực tế (đội ngũ mới hay cũ, đội ngũ giỏi hay dở,…).
Giải quyết những tình huống khó khăn trong lãnh đạo: Bị ganh ghét, thành viên bất hợp tác, lúc nào cần tiến/lùi, mâu thuẫn với những người có cái tôi lớn.
Xác định những nguyên tắc lãnh đạo cốt lõi.
Tránh những sai lầm thường mắc phải khi lãnh đạo.
2. Độc giả mục tiêu lo lắng (đau đớn về) điều gì? Họ mong muốn điều gì? (Hoặc nỗi đau được mô tả/đề cập trong cuốn sách là gì? Tóm tắt nội dung)
Nỗi đau được mô tả/đề cập trong cuốn sách:
Sự bỡ ngỡ của người mới lên làm lãnh đạo.
Những khó khăn khi lần đầu tiếp xúc với một đội ngữ mới: Nếu đội ngũ đang yếu thì cải thiện như thế nào? Nếu đội ngũ mạnh thì có cần thay đổi gì không?
Những sai lầm trong quá trình lãnh đạo: Dẫn dắt, hướng dẫn quá nhiều/quá ít, truyền thông thông tin không xuyên suốt cả nhóm, không giải thích rõ lý do thực hiện nhiệm vụ cho cấp dưới.
3. Cuốn sách đem đến giá trị gì để giải quyết những lo lắng (đau đớn) của độc giả? (Hoặc tác giả đã giải quyết/đề xuất biện pháp gì để giải quyết nỗi đau trong cuốn sách?)
Đề ra 4 nguyên tắc lãnh đạo cốt lõi:
Yểm trợ và Di chuyển
Đơn giản hóa mọi việc
Sắp xếp thứ tự ưu tiên và Triển khai từng việc
Chỉ huy Phân quyền
Nếu ra những việc nền tảng mà nhà lãnh đạo cần làm: Xây dựng lòng tin và mối quan hệ, chịu trách nhiệm tuyệt đối, tôn trọng sự khác biệt, ưu tiên việc quan trọng, xây dựng kỷ luật,…
Nêu những việc mà nhà lãnh đạo cần tránh: Đề cao cái tôi để nhân viên dựa dẫm vào mình, dễ nổi nóng.
Nêu ra những nguyên tắc truyền thông hiệu quả trong nhóm, đảm bảo sự minh bạch, thẳng thắn, tôn trọng.
4. Cuốn sách đem đến cho độc giả những giá trị gia tăng gì ngoài mong đợi của họ?
Những tình huống thực tế, được phân tích tỉ mỉ bên cạnh những lý thuyết khô khan.
Nhiều lời khuyên hay, cô đọng, súc tích.
Giải quyết nhiều thử thách trong việc lãnh đạo một cách chi tiết.
5. Câu chuyện (nội dung) nào có thể thu hút/hấp dẫn khách hàng trong 10 giây đầu tiên?
Phần “Khi nào nên từ bỏ mục tiêu?”: Trong đợt huấn luyện, người chỉ huy cố chấp giữ mục tiêu tấn công tòa nhà dù biết có kẻ bắn lén, khiến toàn đội đều “hi sinh”. -> Bài học: Mục tiêu dài hạn thì không được phép thay đổi nhưng cần linh động điều chỉnh mục tiêu ngắn hạn theo tình huống thực tế.
Phần “Trung đội thứ hai: Bài học về tính kiêu ngạo và sự khiêm nhường”: Câu chuyện binh biến suýt xảy ra trong quân ngũ. Người Trung đội trưởng còn ít kinh nghiệm và kiêu căng đã gây phẫn nộ trong đội ngũ. Đỉnh điểm là cuôc ẩu đả giữa đội trưởng và một hạ sĩ. Sự việc được đưa lên cấp trên. Vị chỉ huy cấp cao đã dẹp tan cuộc nổi loạn đang manh nha, đồng thời thay Trung đội trưởng mới.
Thông tin tác giả Jocko Willink
Jocko Willink Là một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và là tác giả của cuốn sách Extreme Ownership (tạm dịch: Quyền sở hữu cực đoan), đồng thời là đồng sáng lập của Echelon Front, nơi ông là người hướng dẫn lãnh đạo, diễn giả và huấn luyện viên điều hành.
Ông đã có 20 năm làm việc trong Biệt đội SEAL của Hải quân Hoa Kỳ và là Chỉ huy Trưởng Đơn vị Đặc nhiệm Bruiser thuộc Biệt đội SEAL Số 3 trong trận chiến Ramadi. Đơn vị của ông trở thành Đơn vị Hoạt động Đặc biệt được trang bị tối tân nhất trong Chiến tranh Iraq.
Từ Iraq trở về, ông làm sĩ quan phụ trách huấn luyện cho tất đội SEAL Bờ Tây. Tại đây, ông đã tiên phong trong việc phát triển đào tạo lãnh đạo và đích thân hướng dẫn, cũng như dìu dắt thế hệ lãnh đạo SEAL tiếp theo.
Ông đã được trao tặng Ngôi sao Bạc, Ngôi sao Đồng cùng nhiều giải thưởng cá nhân và đơn vị khác.