Miền đất hứa của tôilà cuộc phiêu lưu cá nhân của một người Israel, băn khoăn trước ngập tràn biến cố lịch sử trên quê hương mình. Đây là một hành trình vượt không gian và thời gian của một người sinh ra tại Israel, nhằm khám phá câu chuyện đại sự của dân tộc mình. Thông qua lịch sử gia đình, lịch sử cá nhân và các bài phỏng vấn sâu, Shavit đã cố gắng tiếp cận câu chuyện sâu xa hơn và những câu hỏi sâu sắc hơn về Israel, về sự định hình tương lai của người Do Thái.
Đây là một trong những cuốn sách quan trọng và có tác động mạnh mà Ari Shavit viết nhằm phục hồi cảm giác về thực tính của Israel và say sưa với nó, để khôi phục lại sự hùng vĩ của một thực tế đơn giản trong cái nhìn đầy đủ về các sự kiện phức tạp. Miền đất hứa của tôi gây ngạc nhiên về nhiều mặt, nhất là việc nó tương đối ít chú trọng tới việc cung cấp cho người đọc các thông tin về chính trị. Shavit, nhà bình luận trong ban biên tập của Haaretz, có một tư duy độc lập, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ học thuyết nào. Ông viết không để ca ngợi hay đổ lỗi, dù trong quá trình ấy ông đã làm cả hai điều này, thay vào đó, với sự uyên bác và tài hùng biện; ông viết để quan sát và phản ánh.
Đây là cuốn sách ít thiên vị nhất về Israel. Một cuốn sách Phục quốc Do Thái nhưng không bị kích động bởi chủ nghĩa phục quốc. Nó nói về toàn thể trải nghiệm Israel. Shavit đắm mình trong toàn bộ lịch sử của đất nước mình. Dù một số sự kiện trong đó làm ông tổn thương, song không gì là xa lạ đối với ông. Ông đã viết một chương xuất sắc về chính trị gia tham nhũng nhưng đầy sức hút, Aryeh Deri, và sự trỗi dậy trên chính trường của tôn giáo dòng Sephardi tại Israel, qua đó minh họa rõ nét tầm hiểu biết của mình.
Tuy nhiên thật may đây không phải là một cuốn hồi ký; nó là một cuộc điều tra được viết với văn phong gần gũi. Shavit khám phá xã hội của ông với sự tỉ mỉ của một người đàn ông cảm thấy bản thân mình gắn với số phận của nó, và ông không ngần ngại nói về sự tan rã của nước cộng hòa Israel trong những năm gần đây.
Theo quan sát của ông “Trong vòng chưa đầy 30 năm, Israel đã trải qua bảy cuộc nổi loạn trong nước khác nhau: cuộc nổi dậy của người định cư, các cuộc nổi dậy hòa bình, cuộc nổi dậy vì tự do tư pháp, cuộc nổi dậy phương Đông, cuộc nổi dậy của dòng Chính thống cực đoan, cuộc nổi dậy của chủ nghĩa khoái lạc cá nhân và cuộc nổi dậy của người Israel gốc Palestine.” Ông lo lắng, có lẽ có phần hơi quá, rằng đất nước ông đang tan rã: “Quốc gia khởi nghiệp này phải tự khởi động lại”. Chắc chắn là không có tình tiết giảm nhẹ nào cho sự bất bình đẳng kinh tế và xã hội mà ông mô tả, hoặc những xáo trộn hoàn toàn các chính sách định cư trong vùng lãnh thổ mà Israel có một mối quan tâm khẩn cấp và lâu dài trong việc di tản.
Nhưng những lời khuyên và khích lệ của Shavit rằng “luận điểm cũ về nghĩa vụ và sự cam kết đã được thay thế bằng một luận điểm mới về sự phản kháng và chủ nghĩa khoái lạc”, và “thách thức trước mắt là thách thức giành lại quyền lực quốc gia”, là u ám và khắc nghiệt hơn so với giọng văn đầy nhiệt huyết và phóng khoáng trong cuốn sách. Và khái niệm “quyền lực quốc gia” thì đi kèm với những mối liên hệ không mấy hấp dẫn. Vùng đất hỗn loạn và ồn ào trong Miền đất hứa của tôi sẽ không thể được chữa lành chỉ với những cố gắng đơn thuần để đưa nó trở lại bình thường như trước đây.
Đánh giá, nhận xét chuyên gia
“Cuốn sách này sẽ dẫn dắt bạn theo mạch truyện của nó và không buông bạn ra cho đến khi kết thúc. Thành tựu sau quá trình tiếp cận Israel của Shavit là không thể phủ nhận. Vì vậy, nó khiến cho bạn tin rằng mọi thứ đều có khả năng, thậm chí, Thiên Chúa có thể giúp chúng ta lập lại hòa bình ở Trung Đông.” – Simon Schama, Financial Times
“Cuốn sách phải đọc. . . Shavit ca tụng phép màu nhân tạo Phục quốc Do Thái – từ những doanh nghiệp khởi đầu đến những quán bar đồng tính –nhưng vẫn là những tình cảm trìu mến, tinh thần phê phán, duy thực và đề cao truyền thống đạo đức. . . . Cuốn sách của ông là một đóng góp thực sự để thay đổi câu chuyện về Israel và xây dựng một mối quan hệ lành mạnh hơn với nó. Trước thềm cuộc điện đàm chín mươi phút tới đây, cả Barack và Bibi nên đọc nó.” – Thomas L. Friedman, The New York Times
“Một cuốn sách quan trọng và mạnh mẽ. . . Shavit có một tư duy độc lập và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ học thuyết nào. Ông viết không phải để ca tụng hay để đổ lỗi, mặc dù trong quá trình viết ông không tránh khỏi hai điều này, với sự uyên bác và tài hùng biện; ông chọn cách quan sát và phản ánh. Đây là cuốn sách ít giáo điều nhất về Israel mà tôi từng đọc. Nó là một cuốn sách Phục quốc Do Thái nhưng không bị kích động bởi chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Đó là toàn bộ trải nghiệm về Israel. Shavit được đắm mình trong toàn bộ lịch sử của đất nước mình. Một số sự kiện làm ông tổn thương, song không gì là xa lạ với ông. . . Tác giả của Miền đất hứa của tôi là một người mơ mộng đam mê thực tế. Ông thiên vềđiều chắc chắnchứ không phải điềuảo tưởng. Cuốn sách của Shavit là một phép thử toàn diện khả năng của ông trong việc duy trì những nguyên tắc của bản thân trướcnhững nghiệt ngã bao quanh chúng.” – Leon Wieseltier, The New York Times Book Review
“Đầy mê lực. . . Trong thực tế, cuộc giao tranh mảnh đất bị phân tán từ Trung Đông vừa tròn bảy mươi năm trước, thông điệp tiên tri của Shavit chứa đựng những bài học mà tất cả các bên cần phải nghe.” – The Economist
“Một trong những cuốn sách nhiều sắc thái và mang tính thách thức nhất viết về Israel trong những năm qua . . . Sức mạnh thực sự của cuốn sách: về một vấn đề rất dễ gây bút chiến, nhưng được ông Shavit dẫn dắt trên lập trường vô tư không thiên kiến” – The Wall Street Journal.
“Như thể bạn đang đọc một câu chuyện tình yêu và một câu chuyện kinh dị cùng một lúc “. – Dwight Garner, The New York Times
“Một câu chuyện trung thực, mô tả với một phong cách tươi mới, đau đớn và mê hoặc của việc tạo ra Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái ở Israel và hành trình của các cá nhân .” – The Washington Post
“Shavit là một tài năng kể chuyện bậc thầy. [Ông] kể lại lịch sử và bứt chúng ta ra khỏi những hồi cố, nhắc nhở chúng ta (và chúng tôi cần phải nhắc nhở) rằng có những nguyên do lịch sử tại sao Israel là một quốc gia luôn ở chảo lửa” – Theo tờ The Jewish Week
“Cuốn sách đặc biệt nhất mà tôi đã đọc kể từ cuốn sách của Amos Elon được gọi là The Israelis (Người Israel), và được công bố vào cuối những năm 1960.” – David Remnick , trong talk show Charlie Rose
Thông tin về tác giả Ari Shavit
Ari ShavitSinh (1957) là nhà báo, nhà văn người Israel, học Triết học tại Đại học Hebrew ở Jerusalem và từng phục vụ trong quân đội trong Lực lượng Phòng vệ Israel (TDF). Cây viết của tạp chí tuần Koteret Rashit (những năm 1980). Chủ tịch Hiệp hội Quyền công dân ở Israel (từ 1990). Shavit cũng là nổi tiếng với vai trò bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội trên truyền hình Isreal