Ngẫm Chuyện Xưa Nay - Hữu Ngọc

90.000₫ 100.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Hữu Ngọc

Hình thức: Bìa mềm, 13 x 20.5 cm, 304 trang

Nhà xuất bản: NXB Kim Đồng, 2022

Ngẫm Chuyện Xưa Nay - Hữu Ngọc

Với sự uyên bác, nghiêm cẩn, vững vàng nhiều ngoại ngữ cùng phong thái giao tiếp lịch lãm, bước qua tuổi 100, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã dành bảy thập kỉ đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới, đồng thời luôn giữ sức sáng tạo và cầu thị trong hành trình vạn dặm tới “chân trời góc bể” để thu lượm, chắt lọc tinh túy các nền văn hóa năm châu nhằm giới thiệu về Việt Nam. Tuyển tập bài viết trong Ngẫm chuyện xưa nay được trích xuất từ vốn sống, vốn đi và sự ngẫm suy của ông trong hàng chục năm làm “xuất nhập khẩu văn hóa” sẽ khơi dậy trong lòng mỗi độc giả tình yêu, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm cá nhân để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt. 

Nhận xét

“Những sáng tác của Hữu Ngọc rút ra từ thực tế đời sống. Đi nhiều trong và ngoài nước, ông hiểu sâu sắc về địa lí, về dân tộc, về lịch sử và văn hóa của các vùng đất.” - TS Trần Đoàn Lâm - Giám đốc Nhà xuất bản Thế giới

“Hữu Ngọc là người giỏi nhiều ngoại ngữ, am tường văn hóa nhân loại, lại đi nhiều, đọc nhiều… Bằng con mắt của một người thuần Việt, ông nắm bắt vẻ đẹp của những nền văn minh nhân loại. Và bằng con mắt của nhân loại, ông phát hiện ra những tinh chất đặc sắc của Việt Nam mà nhiều khi người Việt ta ở trong nước không thể nhìn ra... Ông viết chữ ít mà lượng thông tin lại nhiều. Đó là loại văn chương điện tín. Mỗi chữ là một kí tự thông tin. Một lối văn mộc, không son phấn, văn hoa… Các tập sách của Hữu Ngọc thường rất dày, nhưng người đọc vẫn không thấy dài.” - Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Thông tin tác giả

Hữu Ngọc

Sinh ngày 22 tháng 12 năm 1918, từng làm nhiều nghề: dạy học, làm địch vận trong quân đội, làm văn hóa đối ngoại, viết sách, viết báo, dịch thuật, nghiên cứu văn hóa... Ông sử dụng thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, sử dụng được chữ Hán. Suốt nhiều chục năm, ông tâm huyết giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài và giới thiệu văn hóa nước ngoài vào Việt Nam, được bè bạn trong nước và quốc tế trìu mến gọi là “nhà xuất nhập khẩu văn hóa”.

zalo