Quyền Lực Biển - Lịch Sử Và Địa Chính Trị Của Các Đại Dương Trên Thế Giới

185.300₫ 218.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 9 sản phẩm

Tác giả: James G. Stavridis

Dịch giả: Hà Anh Tuấn

Ngày xuất bản: 05 - 2022

Kích thước: 14.5 x 20.5 cm

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật

Hình thức bìa: Bìa mềm

Số trang: 404

Quyền Lực Biển - Lịch Sử Và Địa Chính Trị Của Các Đại Dương Trên Thế Giới -  James G. Stavridis

Được chấp bút bởi một trong những đô đốc được ngưỡng mộ nhất trong thế hệ của ông, và cũng là đô đốc duy nhất giữ chức Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh NATO, Đô đốc James G. Stavridis. Ông đã có một hành trình đáng chú ý qua tất cả các vùng biển quan trọng nhất trên thế giới, mang lại cho chúng ta một góc nhìn đa chiều về các đại dương, sức mạnh hải quân định hình vận mệnh của các quốc gia và hình thành nên thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay cũng như thế giới mà chúng ta sẽ sống trong tương lai.

"Tôi dành phần lớn những năm đầu của sự nghiệp trên các đại dương. Tôi băng qua tất cả các đại dương, xác nhận những bài học mà ông dạy cho tôi, hoàn thiện kỹ năng lái tàu và điều hướng, học cách chỉ huy thủy thủ nam, nữ trên biển. Khi những hiểu biết và nhận thức của tôi về thông lệ quốc tế được tăng cường - đặc biệt qua tấm bằng Tiến sĩ tại  Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts, nơi tôi hiện là một đô đốc hầu như chỉ làm việc bàn giấy - tôi bắt đầu hiểu được tầm ảnh hưởng của biển đối với địa - chính trị. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều tập đoàn quốc gia lớn mạnh trong suốt 2.000 năm qua đều chịu ảnh hưởng của sức mạnh biển, và điều đó vẫn đúng cho đến ngày hôm nay. Biển cả thực sự là một nhà, đặc biệt với tư cách một thực thể địa - chính trị, và sẽ tiếp tục tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đến diễn biến của các sự kiện toàn cầu - từ tình trạng căng thẳng cao độ trên Biển Đông đến nạn buôn lậu cocain trên Biển Caribê, nạn cướp biển trên bờ biển châu Phi, với sự tái xuất đáng tiếc của cuộc chiến tranh lạnh mới trên khoảng trống Greenland - Iceland - Anh ở Bắc Đại Tây Dương. Một số nhà quan sát có thể không quan tâm đến địa - chính trị của đại dương, nhưng chúng sẽ ám ảnh chính sách và lựa chọn của chúng ta trong thế kỷ XXI đầy hỗn loạn này. Đại dương sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến mọi khía cạnh trong nỗ lực của con người..."

"Những giấc mơ thường xuyên của tôi vẫn là đi trên một con tàu, và một phần lý do mà tôi muốn viết một cuốn sách về đại dương cũng là để đáp lại những giấc mơ đó. Đó thường là những lúc tôi thiếp đi trên chiếc giường giữa đất liền nhưng vẫn mơ về tiếng rung nhẹ của động cơ và cảm nhận từng đợt sóng xô đẩy thân tàu lắc lư. Khi tôi thức dậy và bước lên đài chỉ huy, đó luôn là một ngày trời xanh trong, với những đám mây lơ lửng trước mũi tàu. Tôi không thể biết chính xác giấc mơ sẽ đưa tôi đến đâu nhưng cuối cùng tôi luôn về đến gần bờ, và mỗi lúc đó tôi lại cảm thấy tiếc nuối khi phải rời xa đại dương. Trong giấc mơ của tôi, con đường về đất liền luôn khó khăn và con tàu thường phải thoát khỏi những vùng nước sâu và nhanh chóng đứng trước nguy cơ bị đắm trên bãi biển, trên song hay trên rạn san hô..."

"Khi chúng ta tiến ra biển - dù là hành trình chiến đấu kéo dài chín tháng trên chiến hạm, một tuần trên tàu du lịch Carnival hay chỉ một ngày rời xa đất liền, chúng ta đều đang bước vào một chiều không gian hoàn toàn khác. Thế giới lay chuyển và rung lắc dưới chân chúng ta, gió giật mạnh hơn vì không có gì cản lại, mưa bão lướt qua thân tàu không được che chắn, cá heo đôi lúc bơi theo bên cạnh hàng giờ liên tục - đó là một thế giới rất khác."

"Đó là hai khía cạnh quan trọng của đại dương mà tôi cố gắng truyền tải trong cuốn sách: trải nghiệm cá nhân của một thủy thủ trên biển, địa - chính trị của đại dương và ảnh hưởng liên tục của chúng đến các sự kiện trên bờ. Chỉ khi hiểu được trải nghiệm cá nhân của thủy thủ cũng như cố gắng trả lời những câu hỏi lớn hơn về ảnh hưởng của đại dương đến thông lệ quốc tế dựa vào văn hóa đặc biệt của thủy thủ, chúng ta mới có thể đánh giá đầy đủ giá trị và thách thức của đại dương."

Các trích đoạn nổi bật của cuốn "Quyền lực biển"

1. Khi bạn đứng trên một con tàu, dù lớn hay nhỏ, chầm chậm nhìn quanh và không thấy gì khác ngoài đại dương trải dài trước mắt, hãy dừng lại và suy ngẫm về khoảnh khắc đó trong cuộc đời: bạn đang chứng kiến cùng một quang cảnh, một đại dương vô tận mà Alexandros Đại đế từng chứng kiến trên Đông Địa Trung Hải, Napoléon từng nhìn chằm chằm trong chuyến lưu đày dài đằng đẵng trên Nam Đại Tây Dương, Halsey từng chứng kiến khi ông hô hào Lực lượng đặc nhiệm Fast Carrier lao vào chiến đấu ở Tây Thái Bình Dương. 

2. Nếu không có các đại dương bao quanh, Mỹ sẽ bị suy yếu đáng kể. Năng lực trên đại dương sẽ mang tính chất quyết định đối với hành trình của Mỹ trong thế kỷ này.Tóm lại, những đặc trưng hàng hải đó sẽ tiếp tục là nhân tố cần thiết cho tương lai hứa hẹn của Mỹ và thế giới. An ninh và thịnh vượng của nước Mỹ sẽ mãi mãi phụ thuộc vào sức mạnh biển và chính các thủy thủ trên những con tàu mỗi ngày rời đất liền tiến ra biển khơi bao la.

3. Cũng trong suốt thời kỳ này, Biển Đông nổi lên như cầu nối giữa hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, cả hai đều chịu tác động sâu sắc từ cuộc khai phá của người châu Âu từ năm 1500. Thêm vào đó, thương mại giữa Trung Quốc và thế giới Arập cũng xuất hiện khi thiên niên kỷ đầu tiên trước Công nguyên kết thúc. Toàn cầu hóa, hiện tượng mà chúng ta cho là sản phẩm của thời hiện đại, thực chất đã tồn tại và phát triển mạnh từ rất lâu.

4. Về mặt chiến lược, Trung Quốc đến nay là nước chi tiêu quân sự lớn nhất trong khu vực, nhưng cũng phải quản lý nhiều lãnh thổ hơn các nước châu Á khác, cả trên đất liền lẫn trên biển. Việc chuyển từ khái niệm “phát triển hòa bình” sang khái niệm “phòng thủ chủ động” dường như là nhằm che giấu đi những vấn đề trong nước và cố xoay chuyển trọng tâm dư luận khỏi các mâu thuẫn trong nước, hướng sang các thách thức ở bên ngoài.

5. Triều Tiên sẽ tiếp tục ưu tiên chi tiêu quân sự cao, cho dù phải đối mặt với những lệnh trừng phạt khắc nghiệt mới và môi trường kinh tế yếu kém, vị lãnh đạo trẻ Kim Jong-un biết rằng chỉ bằng quân sự thì ông mới giữ vững được quyền lực trong nước và duy trì ảnh hưởng ở mức độ nào đó trong khu vực.

Đánh giá nhận xét của chuyên gia về “Quyền lực biển”

"Không ai hiểu được tầm quan trọng của Đại dương và sức mạnh của nó tới quốc phòng hiện tại hơn Đô đốc Jim Stavridis. Ông ấy là một nhà lãnh đạo lẫn thủy thủ cự phách. Đây là tác phẩm phải đọc.” - Thượng nghị sĩ John McCain

“Cựu Đô đốc Hải quân Stavridis đã sử dụng những kiến thức mình tích lũy trong suốt sự nghiệp làm tư lệnh chỉ huy để đem tới một cái nhìn sâu sắc về cách hải quân vận hành. Đây là một tác phẩm thú vị và hấp dẫn…một lời gợi nhắc cho cho chúng ta rằng biển trông có vẻ rất hiền hòa, nhưng đó chỉ là bề mặt.” - Publishers Weekly

“Đô đốc Jim Stavridis đã dành bốn thập kỷ trong Bộ Hải quân Hoa Kỳ và được biết đến rộng rãi như một nhà tư tưởng địa chính trị quan trọng. Trong Quyền lực biển, những yếu tố đó đã giúp tạo nên một tác phẩm phải đọc cho những ai quan tâm đến những thách thức của thế giới vào thế kỷ 21." - Đô đốc McRaven, cựu Chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ

“Thú vị và hữu ích... Stavridis không chỉ làm đúng những gì ông ấy đã hứa hẹn, đó là nói về lịch sử lẫn địa chính trị của các vùng biển trên thế giới, mà còn đạt được một điều quan trọng, sâu sắc và phức tạp hơn nhiều: chỉ ra cách hoạt động ở một trong những lực lượng hải quân lớn nhất, đồng thời mở rộng kiến thức và kỹ năng về chiến thuật, hoạt động, chiến lược và chính sách cho một sĩ quan và — quan trọng nhất — nâng cao những hiểu biết của họ về vô số mối liên hệ có thể xảy ra giữa các cuộc xung đột đó…Đây là tác phẩm dành cho các thủy thủ hay người hoạch định chiến lược, hoặc cho những ai đang làm cả hai.” - Proceedings Magazine

Sách Quyền Lực Biển - Lịch Sử Và Địa Chính Trị Của Các Đại Dương Trên Thế Giới của tác giả James G. Stavridis

Mục lục sách Quyền Lực Biển

  • Lời Nhà xuất bản

  • Giới thiệu: Biển cả là một nhà

  • Chương 1: Thái Bình Dương - Mẹ của các đại dương

  • Chương 2: Đại Tây Dương - Cái nôi của chế độ thực dân

  • Chương 3: Ấn Độ Dương - Biển của tương lai

  • Chương 4: Địa Trung Hải - Nơi cuộc chiến trên biển bắt đầu

  • Chương 5: Biển Đông - Khu vực tiềm tàng xung đột

  • Chương 6: Caribê - Vùng biển sa lầy trong quá khứ

  • Chương 7: Bắc Băng Dương - Triển vọng và nguy cơ

  • Chương 8: Biển ngoài vòng pháp luật - Đại dương là hiện trường phạm pháp

  • Chương 9: Mỹ và các đại dương - Chiến lược hải quân trong thế kỷ XXI

  • Lời cảm ơn

  • Nguồn tham khảo và tài liệu nên đọc về các đại dương trên thế giới

Thông tin về tác giả James G. Stavridis

James G. Stavridis Sinh năm 1955, cựu Đô Đốc Hải quân Mỹ, là Đô Đốc đầu tiên và duy nhất từng đảm nhiệm vị trí Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh NATO. Hiệu trưởng trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại Học Tufts và hiện là Phó chủ tịch kiêm Giám Đốc điều hành tập đoàn đầu tư Carlyle, Chủ tịch Hội đồng quản trị  của Quỹ Rockefeller

zalo