Sự Hình Thành Biểu Tượng Ở Trẻ Em - Jean Piaget 

180.000₫ 225.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 500 sản phẩm

Tác giả: Jean Piaget

Dịch giả: Hoàng Hưng

Ngày xuất bản: 04 - 2022

Kích thước: 16 x 24 cm

Nhà xuất bản: NXB Tri Thức

Hình thức bìa: Bìa mềm

Số trang: 420

 Sự Hình Thành Biểu Tượng Ở Trẻ Em - Jean Piaget 

Cùng với cuốn sách thứ nhất “Sự ra đời trí khôn ở trẻ em” “La naissance de l’intelligence chez l’enfant” (đã dịch năm 2014), cuốn sách này, cùng với cuốn “Sự tạo dựng cái thực ở trẻ em” tạo thành mộ chân kiềng Tâm lý học Piaget về sự phát triển của trẻ em. Các nhà sư phạm tìm thấy ở đây những điểm tựa tâm lý học để xây dựng chương trình học tử tế cho trẻ em – một trong những điều kiện của cuộc Cải cách Giáo dục cho Việt Nam.

Sách dày 420 trang, trong sách này, Piaget khảo sát những giai đoạn dẫn dắt đứa trẻ sử dụng phép biểu trưng trong các hoạt động trí tuệ và vui chơi, từ đó sinh ra chức năng tượng trưng. Phép biểu trưng dựa trên khả năng sử dụng cái biểu nghĩa hoàn toàn khu biệt khỏi cái được biểu nghĩa (những sự bắt chước hoãn lại, những hình ảnh tâm trí hay những ký hiệu võ đoán cũng như những sự biểu đạt bằng ngôn ngữ), cho phép hình dung lại một vật, một hành động hay một tình huống ngay cả khi những thứ đó không được tri giác hiện thời, dù trực tiếp hay gián tiếp (bằng những chỉ dấu).

Thông tin tác giả Jean Piaget

Jean Piaget Sinh (9/8/1896 – 16/9/1980): triết gia nhà tâm lý học người Thụy Sĩ sử dụng tiếng Pháp, nổi tiếng thế giới qua sự nghiệp nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em. Lí thuyết về phát triển nhận thức và quan điểm tri thức học của ông được gọi chung là “tri thức học sinh triển” (genetic epistemology).

Ông hết sức coi trọng việc giáo dục trẻ em. Là Giám đốc Văn phòng Giáo dục Quốc tế, năm 1934 Piaget đã tuyên bố: “Chỉ có giáo dục có khả năng cứu các xã hội của chúng ta khỏi sự sụp đổ có thể xảy ra, sụp đổ dữ dội hay từng bước”. Ông lập ra Trung tâm Tri thức học Di truyền tại Genève vào năm 1955, và lãnh đạo Trung tâm cho đến khi qua đời. 

Sách Sự Hình Thành Biểu Tượng Ở Trẻ Em - Jean Piaget 

zalo