Lee G. Bolman & Terrence E. Deal đã quay lại với độc giả qua ấn bản thứ 6 của cuốn sách Tái cơ cấu tổ chức bằng những câu chuyện thú vị, những vấn đề khởi sinh từ hoạt động thường ngày của tổ chức. Và cuốn sách này đã tạo cảm hứng mạnh mẽ cho sự thay đổi tích cực đến công tác lãnh đạo doanh nghiệp trong hơn 40 năm qua.
Chủ đề trọng tâm của cuốn sách này là mô hình 4 sơ đồ khung (4-frame model), với góc nhìn các tổ chức như là những nhà máy (factory), gia đình (family), khu rừng (jungle), và đền đài (temple). Bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành trong quản trị, mô hình 4 sơ đồ khung này đã đơn giản hóa và đưa ra hàng loạt công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp lèo lái vượt qua những phức tạp và hỗn loạn, đặc biệt trong bối cảnh liên tục phát triển các xu thế mới về chính trị và kinh tế ngày nay.
Sơ đồ khung Cấu trúc khám phá sự hội tụ của cấu trúc và chức năng của tổ chức, và cho thấy lý do vì sao kiến trúc xã hội phải lưu tâm đến môi trường.
Sơ đồ khung Nhân sự làm rõ những động lực phức tạp trong mối giao thoa giữa con người với tổ chức.
Sơ đồ khung Chính trị dự báo nhằm kiểm soát sự cạnh tranh, sự xung đột, và sự tranh đấu vì quyền lực và các nguồn lực hạn chế của một tổ chức.
Sơ đồ khung Biểu tượng xác định văn hóa tổ chức, và đưa ra những hiểu biết sâu sắc trong việc tập hợp một nhóm đa dạng hoặc những cá nhân riêng biệt lại cùng nhau thành một đội nhóm gắn kết.
Mỗi một sơ đồ khung đều có sức mạnh và có tính chặt chẽ. Sự kết hợp 4 sơ đồ khung sẽ giúp cho việc tái cơ cấu trở nên khả thi, khi nhìn vào cùng một thứ từ nhiều lăng kính hay quan điểm khác nhau. Trong thế giới có nhiều biến động và các doanh nghiệp dường như bối rối một cách tuyệt vọng, việc tái cơ cấu (reframing) sẽ là một công cụ mạnh mẽ để đạt được sự rõ ràng, tái lập sự cân bằng, đặt ra những câu hỏi mới, và tìm kiếm những lựa chọn tạo ra sự khác biệt.