Sisyphus trong Thần thoại Hy Lạp bị các vị thần đọa đày, suốt đời phải mang một tảng đá trên lưng. Công việc của Sisyphus là mang tảng đá lên đến đỉnh núi, và khi tới đỉnh, anh ta phải đứng nhìn tảng đá đó lăn xuống chân núi. Sau đó, anh ta tiếp tục xuống đẩy tảng đá lên, công việc lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn bất tận không có điểm dừng.
Dựa trên câu chuyện thần thoại nổi tiếng đó, Albert Camus đã triết lý hóa câu chuyện về cuộc đời của anh chàng Sisyphus. Tác phẩm cho chúng ta nhìn nhận một cách sâu sắc về những bi kịch trong cuộc đời. Về cơ bản con người đều muốn sống một cuộc đời tốt đẹp, thiện lương nhưng cuối cùng lại bị chính hiện thực cuộc sống “vùi dập” một cách phũ phàng, thể hiện sự phi lý của đời sống. Một trong những điểm đặc trưng nổi bật mà chúng ta thường thấy trong các tác phẩm theo chủ nghĩa hiện sinh. Đôi khi những nhân vật với những mộng tưởng bị “đọa đày” theo những cách thảm hại khiến chúng ta nghi hoặc về cuộc đời, lý tưởng sống.
Dẫu có là anh hùng cái thế, đạt được những thành tích, hưởng thụ cuộc sống phú quý vinh hoa, nhưng cuối cùng bi kịch của những nhân vật này ngày càng hiện rõ. Qua tác phẩm, người đọc sẽ đồng cảm với những băn khoăn mà Camus trăn trở, “Và sau cùng… chúng ta sống để làm gì? Mục đích chúng ta đến với cuộc đời này là gì? Hành trình sống lẫn kết thúc là cái chết, đã khiến mọi thứ dường như trở nên phi lý và vô nghĩa."
Thông tin tác giả Albert Camus
Albert Camus Sinh (1913-1960) tại Mondovi, thuộc vùng Constantinois, miền Ðông Algérie. Ông là nhà văn, triết gia, nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp, đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh.. Ông là tác giả của hai tiểu thuyết nổi tiếng Người xa lạ và Dịch hạch. Albert Camus được trao tặng Giải Nobel Văn học năm 1957 vì các sáng tác văn học của ông đã "đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta". Về triết học, ông được biết đến vì những đóng góp cho chủ nghĩa phi lý. Mặc dù cũng được coi là một nhà triết học hiện sinh, nhưng ông thường bác bỏ điều này trong suốt cuộc đời mình.