Thiền Đạo Tu Tập - Những Trải Nghiệm Tu Tập Thực Tiễn - Chang Chen-Chi

86.400₫ 108.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 0 sản phẩm

Tác giả: Chang Chen-Chi

Dịch giả: Như Hạnh

Hình thức: Bìa mềm, 13.5 x 20.5 cm, 340 trang

Nhà Xuất Bản: NXB Hồng Đức, 2022

Thiền Đạo Tu Tập - Những Trải Nghiệm Tu Tập Thực Tiễn - Chang Chen-Chi

Những người Tây phương nhiệt thành nghiên cứu Thiền thường thấy rằng, sau khi cái quyến rũ ban đầu đã mòn mỏi, những bước tiếp tục cần thiết để theo đuổi nó một cách đứng đắn trở thành chán nản và vô hiệu quả. Cái kinh nghiệm Ngộ thì tuyệt diệu thật, nhưng vấn đề chủ yếu là, làm thế nào để thể nhập vào kinh nghiệm ấy? Vấn đề nắm bắt “nàng phù thủy Thiền” khiêu khích này đối với đa số những người hâm mộ Thiền ở Tây phương vẫn chưa được giải quyết.


Ấy là bởi vì việc nghiên cứu Thiền ở Tây phương vẫn còn trong giai đoạn vỡ lòng, và các người học vẫn còn lẩn quẩn trong cái vùng mơ hồ giữa việc “quan tâm đến” và “hiểu” Thiền. Đa số họ chưa đạt đến mức chín chắn trong việc nghiên cứu để họ có thể thực sự tu tập Thiền, chứng đắc Thiền, và biến Thiền thành cái sở hữu thâm sâu nhất của họ.

Bởi vì Thiền, tự bản tính và ở các mức độ cao, không phải là một triết học, mà là một kinh nghiệm trực tiếp mà người ta phải thâm nhập bằng cả con người mình, mục tiêu đầu tiên phải là nhằm để đạt đến và thể hiện kinh nghiệm Thiền. Để thể hiện cái kinh nghiệm tối thượng này, hay là Ngộ, ta cần phải hoặc là thâm tín một Thiền sư đã đắc pháp, hoặc là tiếp tục phấn đấu một mình bằng cách nghiên cứu và tu tập thực sự.

Với hy vọng tăng tiến một kiến thức về Thiền và giúp cho những người vẫn hằng tìm kiếm chỉ nam thực tập được dễ dàng hơn, tôi tuyển chọn, dịch, và trình bày ở đây một số tự truyện và pháp ngữ ngăn ngắn của các Thiền sư vĩ đại, từ các tài liệu cổ xưa lẫn cận đại, mà mặc dù rất phổ thông bên Đông phương, bên Tây phương lại không được biết đến lắm. Từ nội dung của những tài liệu này, ta có thể có được một hình ảnh về đời sống và hành trạng của các Thiền sư, nhờ thế hiểu rõ hơn Thiền đã được thực sự tu tập như thế nào. Vì không ai đủ tư cách hơn những Thiền sư đã đắc pháp này để đối trị với vấn đề tu tập Thiền. Do đó, theo gương và chỉ thị của họ là con đường đúng và an toàn nhất để tu tập Thiền. Chính vì lý do này mà tôi giới thiệu các pháp ngữ của bốn Thiền sư Trung Hoa lẫy lừng là Hư Vân, Tông Cảo, Bác Sơn và Hám Sơn.

Ngoài những đề nghị và phê bình của riêng tôi về việc tu tập Thiền, mà độc giả có thể thấy ở phần đầu Chương II, tôi cũng đưa ra một cái nhìn khái quát về các phương diện cốt yếu của Thiền ngay ở phần đầu sách. Hy vọng rằng sau khi đọc chương đầu, độc giả có thể có được một khái quát sâu xa hơn về Thiền, nhờ thế có thể theo đuổi việc nghiên cứu của mình dễ dàng hơn trước nhiều. Tuy nhiên, người mới đến với Phật giáo có thể gặp phải đôi khó khăn. Mặc dù tổng quát thì sách này có tính cách nhập môn, nhưng có lẽ về một số vấn đề và trên các phương diện nào đó của việc nghiên cứu Thiền, nó chuyên biệt hơn một số sách khác hiện có bằng Anh ngữ.

Chương III, “Bốn nan đề của Thiền”, vốn là một tiểu luận về “bản chất của Thiền” đăng trong tờ Philosophy East and West, số tháng giêng 1957, do Đại học Hawaii xuất bản. Với vài thay đổi nhỏ, bài đó bây giờ được cho vào sách này. Tôi tin rằng bốn vấn đề bàn luận trong đó rất là quan trọng cho việc nghiên cứu Thiền.

Chương IV, “Phật và Thiền định”, vốn được viết dưới hình thức một giảng thoại, đọc trong một cuộc hội thảo tại Đại học Columbia, vào 1954, theo lời mời của Tiến sĩ Jean Mahler. Bài đưa ra một số giáo lý căn bản của Phật giáo và vài nguyên tắc cốt yếu làm căn bản cho việc tu tập Thiền định mà có lẽ chưa được giới thiệu đầy đủ cho Tây phương.

Vì nhiều thành ngữ và từ ngữ Thiền quá khó nếu không nói là không tài nào dịch được, mặc dù một số học giả cho là hoàn toàn bất khả diễn dịch, tôi đã phải, trong một vài thí dụ, dùng đến lối dịch thoát. Một số chữ Nhật như “koan” tức là Công án, “Satori” tức là Ngộ, “Zen” tức là Thiền... hiện giờ đã được ổn định và thông dụng bên Tây phương, và chúng cũng được dùng trong sách này, cùng với nguyên ngữ Trung Hoa. Phương pháp La Mã hóa những chữ Hán sử dụng trong sách được dựa theo hệ thống Wade-Giles. Tôi cũng bỏ tất cả các dấu của chữ Hán và Sanskrit trong bản văn vì chúng chỉ tổ làm các độc giả thông thường bối rối và không cần thiết đối với các học giả Hoa ngữ và Sanskrit, vì họ sẽ nhận ra được ngay nguyên ngữ Trung Hoa và chữ Devanagiri.

Tôi xin được thâm tạ ông George Currier, cô Gwendolyn Winsor, bà Dorothy Donath và tiện nội, Hsiang Hsiang, tất cả đã trợ giúp tôi rất nhiều trong việc viết tiếng Anh, chuẩn bị, in và đánh máy bản thảo và đã đưa ra những đề nghị và phê bình rất có giá trị về tác phẩm này. Tôi cũng xin cảm tạ người bạn cũ, ông P. J. Gruber, đã luôn luôn trợ giúp và khuyến khích.

Là một người Trung Hoa tị nạn, tôi cũng xin cảm tạ tất cả các bằng hữu Hoa Kỳ của tôi và cả hai Cơ sở Bollingen và Cơ sở Nghiên cứu Á Đông đã rộng lượng giúp tôi cơ hội tiếp tục công việc và nghiên cứu đạo Phật ở Mỹ quốc đây. Tôi thật mang ơn họ vô cùng.

                                                           New York City, tháng 3, 1959
                                                                       Chang Chen-Chi

Mục lục

TỰA CỦA DỊCH GIẢ
LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG I: BẢN CHẤT CỦA THIỀN
PHONG CÁCH THIỀN VÀ NGHỆ THUẬT THIỀN
CỐT TỦY CỦA THIỀN: KHẢO SÁT BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA TÂM
BỐN ĐIỂM CỐT YẾU TRONG PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG

CHƯƠNG II: THIỀN ĐẠO TU TẬP
KHÁI QUÁT VỀ SỰ TU TẬP THIỀN
TU TẬP THIỀN BẰNG CÁCH QUÁN TÂM TRONG TĨNH LẶNG
TU THIỀN BẰNG CÁCH THAM CÔNG ÁN
PHÁP NGỮ CỦA BỐN THIỀN SƯ
TỰ TRUYỆN CỦA NĂM THIỀN SƯ

CHƯƠNG III: BỐN NAN ĐỀ CỦA THIỀN
THIỀN VÀ PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
“TỨ LIỆU GIẢN” CỦA LÂM TẾ

CHƯƠNG IV: PHẬT VÀ THIỀN ĐỊNH
BA PHƯƠNG DIỆN CỦA PHẬT SO VỚI SÁU PHƯƠNG THỨC TƯ TƯỞNG CỦA CHÚNG SIN

zalo