Trần Nhật Duật - Phù Ninh

103.200₫ 129.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 0 sản phẩm
Trần Nhật Duật - Phù Ninh Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật là một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba của nước Đại Việt ta thời Trần. Ông là con trai thứ sáu của Trần Thái Tông và là một danh tướng của vương triều nhà Trần trong...

Trần Nhật Duật - Phù Ninh

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật là một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba của nước Đại Việt ta thời Trần. Ông là con trai thứ sáu của Trần Thái Tông và là một danh tướng của vương triều nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba, đặc biệt là trận Hàm Tử.

Cuốn sách dẫn dắt bạn đọc ngay từ những ngày Trần Nhật Duật còn thơ bé, là những ngày ông với hoàng tử Ích Tắc cùng học thi, thư, quốc sử. Sau, ông là người sáng dạ hơn hẳn nên được phong Chiêu Văn Vương và được ban lệnh đến đất Trúc Sơn dọc ngang ba mươi dặm, cách kinh thành năm mươi dặm về phía Tây làm đất dựng phủ đệ. Với tài kinh luân, văn võ song toàn, Trần Nhật Duật đã được vua Trần Nhân Tông phái đến trông coi đạo Đà Giang, chiêu dụ Trịnh Giác Mật đầu hàng. Thu phục xong Giác Mật, yên được lộ Đà Giang, khiến nhà Trần yên ổn được biên giới Tây Bắc để tập trung chống quân Mông Nguyên. Sau ông được bổ dụng làm trấn thủ lộ Tuyên Quang. Đánh tan quân Toa Đô trên đất Thanh Hoa.

Trần Nhật Duật còn là một vị tướng ôn hòa, được nhiều người yêu quý, trọng vọng. Ông đã nuôi dạy hoàng tử Trần Mạnh giúp vua Anh Tông một cách chu đáo, ông còn đặt tên cho hoàng tử là Thánh Sinh để gần giống với tên các con mình. Khi Trần Anh Tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành, ông cũng cùng với Nghi Võ Hầu Quốc Tú và hoàng tử Mạnh bắt được vua Chiêm là Chế Chí về kinh sư.

Lời khuyên của Biên tập viên dành cho việc đọc cuốn sách

"Đọc cuốn sách này sẽ giúp chúng ta càng hiểu rõ thêm về vị danh tướng mưu lược Trần Nhật Duật, về những chiến công cũng như tài kinh bang tế thế của vị tể tướng Đại Việt."   

Câu nói hay dành tặng bạn

“Cho nên chiến công đánh bại giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả” - Đại Việt Sử ký toàn thư

zalo