Ở thời hiện tại, mức độ bất bình đẳng rất cao làm xô lệch “ngôi nhà chung Toàn cầu” của những cộng đồng người (với các hệ thống văn hóa dị biệt thậm chí xung khắc trong một thế giới kết nối mạng toàn cầu chưa từng có tiền lệ, tựa hồ như khu rừng còn chưa đủ luật lệ), khiến các thực thể chính trị hiện hữu không thể đạt được các thỏa thuận thể chế cần thiết để điều chỉnh những sự cố bất thường, đưa chúng vào lộ trình phát triển bền vững (hữu ích cho cộng đồng mình!), với các giải pháp chung khôn ngoan cho các vấn nạn có liên quan. Chúng ta muốn tìm hiểu sâu hơn về cách tạo ra cơ chế hợp tác lẫn nhau giữa các hệ thống kinh tế, địa chính trị, văn hóa, các “giai cấp người + máy” … để cùng nhau thực hiện một số chức năng tiện ích toàn cầu, tránh xâm phạm tới ranh giới mất an toàn hành tinh và tình trạng bất ổn xã hội Hậu nhân bản đang lan rộng… Câu hỏi đặt ra là:
– Việc quản lý “xã hội Người + Máy” Xuyên nhân loại và Hậu nhân bản có là khả thi và có cung cấp được giải pháp cho bài toán rộng lớn ấy không?…
– Mỗi cộng đồng người chúng ta, với tư cách chủ thể nhận thức và xử lý thông tin như một xã hội người kiểu “cũ” sẽ giải quyết thách thức của tương lai, có thể và cần phải chuẩn bị những “hành trang trí tuệ” gì?…
Những “vấn đề nóng” tương tự đang được nhiều người quan tâm, và một cuốn sách về “tiến hóa trí tuệ người” như sách này cần phải góp phần đáp ứng đòi hỏi ấy.
CHƯƠNG 1: DI SẢN QUÝ HIẾM: HÓA CHẤT CỦA HỆ THẦN KINH
1.1. LƯỚT QUA BẢN TỘC PHẢ BỊ GHÉT BỎ
1.1.1. Hệ thống Danh pháp, Các Bảng niên biểu, và Cảm thức về “Bản tính người”
1.1.2.Tách khỏi chi tinh tinh-họ hàng gần nhất
1.1.3. “Chiến lược” ưu tiên phát triển bộ não hơn phát triển cơ thể
1.2. ĐỨNG THẲNG LÊN: “PHONG CÁCH NHÂN TÍNH”
1.2.1. Hóa chất-thần kinh thể vân: “hướng ngoại” hay “hướng nội”?
1.2.2. Đánh đổi tuổi thọ để “con cháu được làm người” CHƯƠNG 2: BỘ NÃO TỐT NHẤT THẾ GIỚI
2.1. CHI NGƯỜI HOMO TIẾN HÓA VỚI BỘ NÃO NGÀY CÀNG LỚN
2.1.1. Não bộ lớn là một ưu thế sinh tồn
2.1.2. Tốc độ cấp máu cho não quan trọng hơn kích thước bộ não
2.1.3. Gen Zeb2 và sự tăng trưởng não bộ (Góc nhìn khoa học thần kinh)
2.1.4. Tái cấu trúc các lớp vỏ và thùy giúp não nhỏ đi và tinh vi hơn
2.1.5. Sáng tạo công cụ tinh vi (cụ thể) và ngôn ngữ lời nói (trừu tượng)
2.2. LOÀI NGƯỜI DUY NHẤT SỐNG SÓT
2.2.1. Họ hàng cùng Chi Người đều đã tuyệt chủng, vì sao?
2.2.2. Các làn sóng thiên di của người Sapiens và thân phận người Neanderthal
2.2.3. Thân phận người Homo s. sapiens – kẻ chiến thắng CHƯƠNG 3: NĂNG LỰC TỰ Ý THỨC LÀM NÊN TÍNH NGƯỜI
3.1. TÂM TRÍ VÀ CHIẾN LƯỢC ỔN ĐỊNH TIẾN HÓA
3.1.1. Động lực và Tính Đại diện (Ham muốn/Được phép; điều kiện Cần/Đủ)
3.1.2. Tự-ý thức và khả năng nhận ra sai lầm và giới hạn
3.1.3. “Bộ mặc” của bạn cũng là “bộ mặt” của bạn
3.2. BỘ NÃO, TRÍ TUỆ VÀ Ý THỨC ĐỒNG TIẾN HÓA
3.2.1. Mô hình tâm trí và Kịch bản hành vi (Góc nhìn tâm lý học)
3.2.2. Những nẻo đường hóa học (hormon)
3.2.3. Các cung phản xạ thần kinh và chiến lược ổn định tiến hóa
3.2.4. Góc nhìn triết học về não bộ – tâm trí- ý thức
3.2.5. Ba Thế giới đồng tiến hóa
3.2.6. Thế giới Tri thức khách quan theo K. Popper
3.2.7. Thế giới 2 của các chủ thể Nhận thức và Ý thức chủ quan
3.2.8. Robot có ý thức không, nó thuộc những Thế giới nào?
CHƯƠNG 4: Ý THỨC BỎ SÓT THÔNG TIN – NÓ CHỈ LÀ TỰA Ý THỨC MÀ THÔI
4.1. TỰA-Ý THỨC (META CONCIOUSNESS)
4.1.1. “Ý thức” không thu nhận và phân phối mọi thông tin
4.1.2. Vì sao người thông minh lại làm những điều dại dột
4.2. TÂM LÝ VÀ TÂM LINH
4.2.1. Hoạt động thần kinh ngoài Ý thức
4.2.2. “Sàng lọc” và “thăng hoa” luồng thông tin
4.3. NGỘ GIÁC, NGỜ ĐÃ THẤY/DÉJÀ VU – NGUỒN GỐC SAI LỆCH CỦA Ý THỨC
4.3.1. Ngộ giác là hiện tượng phổ biến của trí não
4.3.2. “DÉJÀ VU”: cảm giác thực hay một căn bệnh tâm trí?
4.3.4. Linh hồn người từ đâu đến và sẽ đi đâu ?
4.4. CÁC THUYẾT VẬT LINH VÀ PHIẾM LINH
4.4.1. Truyền thống lâu đời của thuyết Vật linh / Phiếm linh
4.4.2. Chủ nghĩa hiện thực có ý thức (Conscious realism)
4.4.3. Niềm kính ngưỡng vật linh ban tặng linh hồn cho Cái đẹp
CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH TÂM TRÍ – Ý THỨC
5.1. TÂM TRÍ VÀ SỰ CHỌN LỌC TỰ NHIÊN TẾ BÀO THẦN KINH
5.1.1. Tâm trí và ý thức “có tính hiện tượng”
5.1.2. “Học thuyết Edelman về tiến hóa của hệ thần kinh”
5.2. Lý THUYẾT MÔ HÌNH VỀ TÂM TRÍ VÀ Ý THỨC
5.2.1. Tín hiệu hóa-điện thần kinh và “nhận thức có ý thức”
5.2.2. Lý thuyết “không gian làm việc toàn thể” các tế bào thần kinh
5.2.3. Cốt lõi động lực (Dynamic Core)
5.2.4. Lý thuyết Thông tin Tích hợp (Intergated Information Theory- IIT)
5.2.5. Góc nhìn ý nghĩa của sự sống có trí tuệ
CHƯƠNG 6: CUỘC LI KHAI VỚI BẢN THỂ LUẬN TRUYỀN THỐNG
6.1. BẾ TẮC CỦA BẢN THỂ LUẬN
6.1.1. Các bản thể luận tôn giáo hoặc thần bí
6.1.2. Giải quyết ‘Bài toán khó về ý thức’
6.1.3. Vấn đề về bản thể và cuộc li khai với bản thể luận
6.1.4. Các phiên Hội nghị Macy – Sự ra đời Điều khiển học và Tin học
6.2. CẠNH TRANH GIỮA MÁY VÀ NGƯỜI
6.2.1. Các “giai cấp người+ máy” trong xã hội
6.2.2. Cấy chip Neuralink vào não để “chế tạo Siêu trí tuệ”
6.3. NGUY CƠ ĐẾN TỪ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO “AI”
6.3.1. Ai đầu tư và hưởng lợi từ công nghệ AI
6.3.2. Lời cảnh báo của S. Hawking và Kai-Fu Lee về nguy cơ Trí tuệ nhân tạo AI
6.3.3. Bùng phát Chat-bot GPT và mối nguy cần ngăn chặn gấp
6.3.4. Mối nguy cơ ‘Điện toán lượng tử’ lấp ló ở chân trời
6.3.5. Hai bộ mặt của Công nghệ – Những bài học lịch sử
CHƯƠNG 7: CÔNG NGHỆ SIÊU NHÂN VÀ VĂN HÓA HẬU NHÂN
7.1. TẦM NHÌN TOÀN CẦU
7.1.1. Tuệ quyển (Noosphere) và giả thuyết Gaia Trái đất
7.1.2. “Chìm trong đại dương Dữ liệu số, Homo sapiens sẽ biến mất”?
7.2. CÔNG NGHỆ VÀ XÃ HỘI TƯƠNG LAI
7.2.1. Ý nghĩa các Hội tụ NBIC/SSPP và Việc quản trị chúng
7.2.2. Quản lý “xã hội Người + Máy” thời đại Xuyên nhân loại và Hậu nhân bản
7.2.3. Những “cỗ Xe tăng Tư tưởng” xông trận LỜI CUỐI SÁCH.