(Trọn Bộ - Bìa Da) Kinh Thánh Tân Ước Hy - Việt - 2021 The Interlinear Bible

1.377.000₫ 1.450.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 100 sản phẩm

Chuyển ngữ: Giuse Cao Tiến Đạt

Hiệu đính: Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Vinh SDB.

Tiến sĩ thần học Kinh Thánh.

Hình thức bìa: Bìa da boxset, trọn bộ 2 cuốn

Ngày phát hành: Năm 2023

(Trọn Bộ - Bìa Da) Kinh Thánh Tân Ước Hy - Việt - 2021 The Interlinear Bible 

LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đang cầm trên tay cuốn  “Kinh  Thánh  Tân  Ước  Hy  –  Việt 2021 The  Interlinear Bible”  của  cha  Giuse  Cao  Tiến  Đạt,  một  linh  mục  trẻ,  đầy  nhiệt  huyết, vừa được Đức  cha  Giuse  Nguyễn Năng, Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn truyền chức vào lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày 16 tháng 06 năm 2023 [vừa qua].

Tác phẩm này là  kết quả  của việc say mê học hỏi và nghiên cứu Kinh Thánh, được gợi hứng từ  các buổi học tiếng Hy Lạp của Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang và thành hình trong thời gian đào tạo tại Đại Chủng Viện. Cuốn sách cũng được cha giáo Kinh Thánh Giuse Nguyễn Ngọc Vinh, SDB. hiệu đính, và nay, tác giả muốn chia sẻ với bạn đọc.

Thật là ý nghĩa khi tác giả muốn ra mắt bạn đọc tác phẩm này, trong bối cảnh Giáo Hội Việt Nam nói chung và Giáo phận Sài Gòn nói riêng, mời gọi mọi thành phần Dân Chúa lưu tâm đến việc học hỏi, suy tư, cầu nguyện và sống Lời Chúa. Ước mong tác phẩm này đốt lên trong chúng ta ngọn lửa say mê học hỏi Kinh Thánh, để Lời Chúa chất vấn mình, biến đổi và giúp chúng ta trở  nên nhân chứng Tin Mừng cho con người thời nay. Trong tâm tình ấy, tôi ân cần giới thiệu cuốn sách này với bạn.

ĐCV Thánh Giuse, ngày 23 tháng 8 năm 2023

Giuse Bùi Công Trác
Giám mục Phụ tá Giáo phận Sài Gòn

Sách (Trọn Bộ - Bìa Da) Kinh Thánh Tân Ước Hy - Việt - 2021 The Interlinear Bible Của Tác Giả Giuse Cao Tiến Đạt

LỜI NÓI ĐẦU

Kính thưa quý độc giả, thể  loại  dịch Kinh Thánh song ngữ từng chữ (Interlinear Bible) vốn đã có từ lâu trên thế giới và đã góp phần không nhỏ cho việc tìm hiểu Kinh Thánh của nhiều độc giả dưới dạng ngôn ngữ gốc. Là một người  yêu mến  đặc biệt đối với  Kinh Thánh, người  dịch  muốn góp chút sức  mọn  của mình cho Giáo Hội  Công Giáo tại Việt Nam khi biên dịch quyển sách này. Ban đầu do hiếu kỳ muốn tìm  hiểu sâu, hiểu sát từng chữ  từng lời của Chúa Giêsu  nên người dịch đã chuyển ngữ từng ít một các câu rời rạc.

Sau này do muốn tìm hiểu sâu rộng hơn  nên  người dịch  quyết định làm tới cùng  và cho ra đời quyển Tân Ước Hy-Việt này. Nắm bắt được nhu cầu cần có một bản dịch sát  với  ngôn ngữ gốc để phục vụ cho việc học thuật, nên tiêu chí của quyển sách này sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu đó. Bản Hy Lạp sẽ  được dịch sát tối đa, nhưng không đến mức cực đoan, vẫn nằm trong phạm vi cho phép của tiếng Việt. Chính vì thế, sự trau chuốt và bóng bẩy của câu văn sẽ không được như mong đợi.

Trong quyển sách này, người dịch sử  dụng  bản  Hy Lạp mang số  hiệu BGT NA28 NT + LXX (Rahlfs) Text (<> BGM). (Đây là bản tổng hợp giữa Nestle Aland và bản LXX (bản Bảy Mươi), do nhiều học giả chọn lọc và biên soạn.)

Song song đó, người dịch không muốn trói buộc độc giả  vào một nghĩa duy nhất của một từ, nên mỗi từ Hy Lạp sẽ được cung cấp nhiều nghĩa tương đồng để  độc giả có thể linh động chọn lựa. Đồng thời, sách này  cũng  không kèm theo phần bình giải hay chú giải, nhưng đa số sẽ có các chú thích cần thiết về mặt ngữ nghĩa, ngoài ra cũng cho thấy những điểm sai sót trong bản Hy Lạp và đối chiếu với các dị bản.

Bởi Kinh Thánh Tân Ước là một quyển sách được đan xen bởi nhiều yếu tố  khác nhau về  tác giả, thể  loại văn chương, bối cảnh văn hóa, lịch sử, chính trị… nên bản dịch này khó có thể hoàn hảo. Vì thế, bản dịch  ít nhiều  cũng có  sai sót  ngoài ý  muốn, mong quý  độc giả lượng thứ và góp ý. Xin chân thành cảm tạ và tri ân.

Người dịch xin chân thành cảm ơn đức cha Giuse Đỗ Quang Khang, một tôn sư đã hết lòng dạy dỗ  từ  những chữ  cái đầu tiên và những bài học vỡ lòng của tiếng Hy Lạp. Hơn thế nữa, chính đức cha đã truyền cảm hứng ban đầu và giúp cho người dịch có thể tự đi hết quãng đường còn lại để  hoàn tất quyển sách này. Bên cạnh đó, người dịch cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha Giuse Nguyễn Ngọc Vinh SDB đã nhiệt tâm hết mình giúp kiểm tra và hiệu đính bản dịch.
-Người dịch- 

MỘT SỐ QUY ƯỚC DỊCH THUẬT

Trong phần trang lẻ (trang bên trái):
o  Động từ có kèm chủ ngữ ngay liền trước là động từ được chia,
động từ chính trong câu.
o  Động  từ  không  kèm  chủ  ngữ  ngay  liền  trước  là  phân  từ
(participle)  hoặc  động  từ  lối  vô  định  (infinitive),  là  động  từ
phụ.
o  Động từ  ở  Thì  quá khứ  không hoàn thành  (imperfect)  được dịch 
là: “đã…, vẫn…, vẫn đang…, vẫn cứ…”.
o  Động từ  ở  Thì bất  định (aorist)  tuỳ  theo văn cảnh mà dịch là 
“đã…” hoặc như thì hiện tại.
o  Động từ ở Thì hoàn thành (perfect): “vốn…, vốn đã…”.
o  Động từ ở thì tương lai (future): “sẽ…”.
o  Động từ ở Quá khứ xa (pluperfect): “vốn dĩ…”.
o  Động từ  ở  Lối giả  định (subjunctive):  “có thể…, mà…, sẽ…, 
chớ gì…”.
o  Động từ  ở  Lối mong ước (optative): “mong sao…, ước gì…, 
phải chi…”.
o  Động từ  ở  Lối mệnh lệnh (imperative):  “hãy…, cứ…, làm ơn…, 
xin hãy…”
o  Dấu […] : những từ được thêm-bớt vào bản văn cho dễ hiểu.
o  Dấu (…) : chú thích hoặc dịch thoáng cho dễ hiểu.
o  Các tên riêng sẽ được phiên âm trực tiếp từ các mẫu tự Hy Lạp 
sang mẫu tự Latin, dưới dạng Chủ cách (Nominative) số ít, trừ
một số  tên riêng quen thuộc như: Giêsu, Kitô, dầu Ôliu, Hy 
Lạp, Do Thái, Ai Cập…
o  Tên viết tắt của các sách sẽ  dựa trên các tên đã được  phiên  dịch 
ở phần tiêu đề, thuộc các trang bên phải (trang chẵn).
o  Các  đại  từ  nhân  xưng  sẽ  ưu  tiên  dịch  theo  ngôi-thứ  hơn  là 
những đại từ mang tính chất tình cảm của tiếng Việt. 

MỘT SỐ CẶP TỪ GẦN NGHĨA

Ngài : Đại từ ngôi thứ hai số ít (you)
Người : Đại từ ngôi thứ ba số ít (he, him)
πνεῦμα : Thần Khí, Linh khí, sinh khí, tâm thần, hơi thở, linh thể…
τὸ πνεῦμα τὸ ἅγιον : Thánh Linh
πνεῦμα ἀκάθαρτον : Tà linh, tà khí
παιδίον : hài nhi, trẻ sơ sinh, trẻ thơ (infant, child, a new born child)
παῖς : trẻ con, thiếu nhi, đứa trẻ, thằng bé
κύριος : Adonaia, Đức Chúa, Chúa, ông chủ, quý Ngài, ngài.
ὁ θεός : Thiên Chúa, vị thần
ἀποστέλλω : đặc phái, cắt cử, phái đi/đến (xem chú thích Mk 1:2)
πέμπω : sai, sai đi
λέγω : nói, bảo, phán
λαλέω : công bố, nói
φημί : nói, khẳng định, quả quyết
πρόβατον  : con cừu (con cừu nói chung, hoặc đã trưởng thành, sheep)
ἀρνία : con chiên (con cừu non, lamb)
ναὸν : gian cực thánh, cung thánh, thánh điện, điện thờ
ἱερόν : đền thờ (là tổng thể kiến trúc bao trùm cả cung thánh)
ἐγείρω : trỗi dậy
ἀνάστασις : sự phục sinh

παρακύπτω : nhìn, cúi nhìn
βλέπω : thấy, trông thấy (điều đập vào mắt)
θεωρέω : quan sát (đang trong quá trình tìm hiểu)
ὁράω : thấy (và hiểu)
ῥῆμα : lời, diễn từ
λόγος : lời
ὁδός : con đường, cuộc hành trình
τρίβος : lối đi, quan lộ
ἀμφίβληστρον : chài
δίκτυον : lưới
ψαλμός : thánh vịnh
ὕμνος : thánh ca
ᾠδή : thánh thi
φιλέω : quý mến, thích
ἀγαπάω : yêu mến
χάρις : ân sủng
δωρεά : ân huệ, món quà
ἀνήρ : nam nhân, người, người chồng (phân biệt với nữ giới)
ἄνθρωπος : con người, người đàn ông (phân biệt với thần linh)
θάνατος : cái chết
νεκρός : người chết, vong nhân
πλοῖον : chiếc thuyền, thuyền nhỏ
κιβωτός : con tàu, chiếc tàu lớn
οὐσία : gia tài, gia sản; cái LÀ
βίος : của cải vật chất 
ψυχh, : mạng sống, linh hồn, chính bản thân, tâm hồn, tinh thần.
καρδία : con tim, trái tim, tâm hồn.
πνεῦμα : hơi thở, tinh thần, tâm hồn.
φαίνω : tỏ ra, tỏ hiện; xuất hiện
περιλάμπω : hiện đến

Sách (Trọn Bộ - Bìa Da) Kinh Thánh Tân Ước Hy - Việt - 2021 The Interlinear Bible Của Tác Giả Giuse Cao Tiến Đạt

zalo